Đánh giá công tác tín dụng của NHNO&PTNT Huyện Eakar 1 Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Eakar Đăk Lăk (Trang 46)

3.1.2.2.Tình hình huy động vốn theo thời gian Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian

3.2.Đánh giá công tác tín dụng của NHNO&PTNT Huyện Eakar 1 Phân tích doanh số cho vay

3.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

NHNo&PTNT Huyện Eakar đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp chế biến, xây dựng, kinh doanh, dịch vụ, …

Mặc dù chi nhánh mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế kể cả dân cư và tổ chức kinh tế, nhưng trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với

khu vực tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì thành phần tổ chức kinh tế là những khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có địa bàn và qui mô hoạt động rộng lớn. Còn các thành phần kinh tế dân cư tuy cũng có lĩnh vực hoạt động đa dạng nhưng qui mô hoạt động nhỏ nên lượng vốn cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh.

Trong 3 năm qua, chi nhánh đã không ngừng củng cố và mở rộng đầu tư tín dụng trên địa bàn huyện, kết quả đạt được doanh số cho vay được thể hiện qua bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4: Tình hình doanh số cho vay

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2009/2008 2010/2009

tuyệt đối % tuyệt đối %

Doanh số cho vay 289606 212562 216524 -77044 -26,60 3962 1,86

Dân cư 124531 91402 93105 -33129 -26,60 1703 1,86

Tổ chức kinh tế 165075 121160 123419 -43915 -26,60 2259 1,86

(Nguồn: Phòng Tín dụng) Qua bảng 4.4 ta thấy doanh số cho vay giảm mạnh trong năm 2009 và tăng nhẹ trong năm 2010. Cụ thể, năm 2009 đạt 212.562 triệu đồng giảm 77.044 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ giảm 26,6%; đến năm 2010 đạt 216.524 triệu đồng tăng 3.962 triệu đồng so với năm2009, tốc độ tăng 1,86%, đây cũng là xu thế chung của các thành phần trong nên kinh tế.

Đồ thị 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Do năm 2009 khủng hoảng kinh tế xảy ra, với chính sách thắt chặt tiền tệ, không cung tiền ra nền kinh tế, lãi suất cho vay năm 2009 cao với lãi suất ngắn hạn là 1,25%/tháng, trung hạn là 1,45%/tháng, dài hạn là 1,45%/ tháng. Với lãi suất cao như vậy nên 2009 doanh số cho vay giảm mạnh, và đến năm 2010 nền kinh tế dần hồi phục, mặt bằng chung lãi suất đều giảm nhưng vẫn còn chịu hậu quả của khủng hoảng nên doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ trở lại.

Qua phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, trong 3 năm doanh số cho vay đối với các tổ chức kinh tế đều chiếm tỷ trọng cao hơn trong

tổng doanh số cho vay. Từ đó mà thu nhập của chi nhánh từ hoạt động cấp tín dụng đối với khu vực tổ chức kinh tế cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. Với 32 doanh nghiệp mà doanh số cho vay là 121.160 triệu đồng chiếm 57% doanh số cho vay. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro tín dụng, không tập trung tín dụng vào một số khách hàng do đó chi nhánh cần thực hiện điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với khu vực ngoài doanh nghiệp, trong đó tăng cường cho vay các thành phần kinh tế khác, các hộ kinh doanh cá thể và hộ nông dân để phân tán rủi ro. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần phải duy trì các khách hàng truyền thống, khách hàng là các doanh nghiệp có quan hệ tiền gửi và dư nợ lớn, an toàn để đảm bảo tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Eakar Đăk Lăk (Trang 46)