THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NHNO&PTNTHUYỆN EAKAR

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Eakar Đăk Lăk (Trang 39)

3.1. Thực trạng về hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNO&PTNT huyện Eakar Eakar

3.1.1. Tình hình nguồn vốn

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.

NHNo&PTNT huyện Eakar là một chi nhánh phụ thuộc NHNo&PTNT tỉnh Đăklăk vì thế nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy tại chỗ và nhận vốn điều hoà từ NHNo&PTNT Tỉnh ĐĂKLĂK. Đối với nguồn vốn huy động, tại chi nhánh NHNo&PTNT Huyện EAKAR trong 3 năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng 4.1dưới đây:

Bảng 4.1: Tình hình cơ cấu vốn huy động

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009

Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt đối % Tuyệ t đối % Vốn HĐ 63403 28,51 74641 38,7 6 87166 42,49 11238 17,7 12525 16,78 Vốn ĐH 159022 71,4 9 11792 3 61,2 4 11798 4 57,51 - 41099 -25,84 61 0,05 Tổng 222425 100 192564 100 205150 100 - 29861 - 13,43 12586 6,53 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn hoạt động của chi nhánh qua 3 năm khá đều. Cụ thể, năm 2008 tổng nguồn vốn là 222.425 triệu đồng; qua năm 2009 tổng nguồn vốn là 192.564 triệu đồng giảm 29.861 triệu đồng so với năm 2008, đến năm 2010 tồng nguồn vốn là 205.150 triệu đồng tăng 12.586 triệu đồng so với năm 2009.

Sự biến động nguồn vốn hàng năm của chi nhánh xuất phát từ tình hình kinh tế bất thường trong các năm qua, cụ thể là lạm phát trong các năm vừa biến động không ổn định, bất thường đặc biệt năm 2009

khủng hoảng kinh tế tỷ lệ lạm phát cao hơn 20% làm cho khả năng huy động vốn của ngân hàng trở nên khó kiểm soát.

Đồ thị 4.1: Cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm + Vốn huy động

Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, vốn huy động thường chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng nguồn vốn. Cụ thể như sau: Năm 2008: đạt 63.403 triệu đồng chiếm 28,51% / tổng nguồn vốn. Năm 2009: đạt 74.641 triệu đồng chiếm 38,76% / tổng nguồn vốn. Năm 2010: đạt 87.166 triệu đồng chiếm 42,49% / tổng nguồn vốn.

Tuy nhiên, vốn huy động tại chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định, từ 63.403 triệu đồng trong năm 2008 tăng đến 87.166 triệu đồng vào năm 2010. Mặc dù thời gian qua nền kinh tế khủng hoảng nhưng vốn huy động vẫn tăng trưởng khá ổn định đạt được kết quả này là do trong thời gian qua chi nhánh luôn quan tâm và có những định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn, ngân hàng đã đưa ra được những chính sách phù hợp và đúng đắn, như chính sách đa dạng hóa phương thức huy động, vừa duy trì được khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới ... để gia tăng lượng vốn huy động vì đây là nguồn vốn tạo ra sự chủ động cho ngân hàng trong việc đầu tư cho vay vốn.

+ Vốn điều hòa

Bên cạnh nguồn vốn huy động tại chỗ, chi nhánh NHNO&PTNT Huyện EAKAR còn được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ NHNO&PTNT Tỉnh ĐĂKLĂK. Trong 3 năm qua nguồn vốn điều hoà đều chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh. Cụ thể như sau:

Năm 2008: 159.022 triệu đồng chiếm 71,49%/tổng nguồn vốn. Năm 2009: 117.923 triệu đồng chiếm 61,24%/tổng nguồn vốn. Năm 2010: 117.984 triệu đồng chiếm 57,51%/tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn điều hoà tăng hay giảm do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của chi nhánh. Mặc dù được sự hỗ trợ nguồn vốn rất lớn từ NHNO&PTNT Tỉnh Đăklăk nhưng chi nhánh cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ, đưa vào hoạt động

có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn hoạt động của chi nhánh thêm dồi dào cho phép chi nhánh chủ động trong việc cho vay đối với các đơn vị kinh tế và dân cư.

3.1.2. Tình hình huy động vốn

3.1.2.1.Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Đối với NHNo&PTNT Huyện Eakar, vốn huy động là một trong hai nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Do đó chi nhánh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp và công cụ cần thiết mà pháp luật cho phép để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện nhằm tạo nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Trong thời gian qua công tác huy động vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2009/2008 2010/2009tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối tuyệt đối tương đối

Huy động 62524 73256 85526 10732 17,16 12270 16,75 Tiền gửi dân cư 38765 47616 45256 8851 22,83 -2360 -4,96 Tổ chức kinh tế 23759 25640 40270 1881 7,92 14630 57,06

(Nguồn: Phòng kế toán)

Qua bảng 4.2 ta thấy số dư huy động vốn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể, năm 2008 vốn huy động đạt 73.256 triệu đồng tăng 10.732 triệu đồng so cùng kỳ, tốc độ tăng 17,16%; đến năm 2010 vốn huy động đạt 85.526 triệu đồng tăng 12.270 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ tăng 16,75%.

Trong thời gian qua chi nhánh đã thường xuyên quảng bá công tác huy động vốn, đa dạng hoá nghiệp vụ huy động vốn theo sự chỉ đạo của NHNO&PTNT Tỉnh Đăklăk, tăng lãi suất huy động đổi mới phong cách phục vụ lịch sự,tạo sự thoải mái cho khách hàng đến giao dịch, xử lý nhanh chóng, chính xác chứng từ trên máy tính cũng như trong kiểm đếm nên đã tạo được uy tín đối với khách hàng, khách hàng ngày càng nhận được nhiều tiện ích mà ngân hàng

cung cấp nên lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều. Vì vậy vốn huy động tại chi nhánh ngày càng tăng.

Đồ thị 4.2: Tình hình huy động vốn

+ Tiền gửi dân cư:

Đây là nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong địa bàn năm 2008 tiền gửi dân cư là 38.765 triệu đồng chiếm 62% trong vốn huy động năm, 2009 tiền gửi dân cư là 47.616 triệu đồng chiếm 65%, năm 2010 tiền gửi dân cư là 45.256 triệu đồng chiếm 60%, nguyên nhân giảm tiền gửi dân cư là do cuộc khủng hoảng năm 2009 làm cho sản xuất không hiệu quả kinh tế suy giảm, với chính sách nhằm giảm lạm phát nên ngân hàng đã huy động với mức lãi suất cao nên năm 2009 tiền gửi của dân cư là cao, đến năm 2010 nền kinh tế dần hồi phục nên việc rút tiền gửi vào ngân hàng để lấy vốn đầu tư vào sản xuất để khôi phục kinh tế làm cho tiền gửi có giảm so với năm 2009.

+ Tiền gửi các tổ chức kinh tế:

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế không ngừng tăng trong các năm qua. Cụ thể năm 2009 là 25.640 triệu đồng tăng 7,92% so với năm 2008, năm 2010 là 40.270 tăng 57,06% so với năm 2009, từ năm 2008 đến năm 2009 tốc độ tăng khá chậm song đến năm 2010 tốc độ tăng lại nhanh chóng. Năm 2008 có 21 doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng NHNO&PTNT huyện Eakar, năm 2009 là 32, năm 2010 là 28, cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua là một sự chọn lọc mà chỉ

có những doanh nghiệp thích nghi kịp mới tồn tại được, do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 việc đầu tư kém hiệu quả cho nên các doanh nghiệp đã gửi tiền vào ngân hàng nhằm bảo toàn đồng vốn của mình, ngoài ra lãi suất huy động cao là nguyên nhân vì sao mà tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng nhanh chóng trong năm 2010.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Eakar Đăk Lăk (Trang 39)