3.1.2.2.Tình hình huy động vốn theo thời gian Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian
3.2.2. Phân tích doanh số thu nợ
Ngân hàng là tổ chức trung gian đi vay để cho vay. Tiền đi vay qua dân cư, qua các tổ chức tín dụng khác, qua NHNN… đều phải trả lãi. Đó là chi phí khi ngân hàng sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của ngân hàng thì họ phải trả lãi cho ngân hàng. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà ngân hàng đi vay, phần chi phí cho hoạt động ngân hàng và đảm bảo có lợi nhuận cho ngân hàng, hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà ngân hàng cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ ) được ngân hàng đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao.
Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện khả năng phân tích, đánh giá , kiểm tra khách hàng của ngân hàng là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Vì đã cho
vay đúng đối tượng, người sử dụng vốn vay đúng mục đích có hiệu quả và người vay đã tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng qua việc họ trả nợ và lãi đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng.
Số liệu về doanh số thu nợ tại NHNO&PTNT Huyện Eakar được thể hiện qua bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng Doanh số thu nợ 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 tuyệt đối % tuyệt đối % Dân cư 56284 121531 83341 65247 115,92 -38190 -31,42 Tổ chức kinh tế 165727 120892 120597 -44835 -27,05 -295 -0,24 Tổng cộng 222011 242423 203938 20412 9,19 -38485 -15,88 (Nguồn: Phòng tín dụng)
Đồ thị 4.5: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Qua bảng 4.5 ta thấy công tác thu nợ của chi nhánh qua 3 năm đạt được kết quả như sau: Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 242.423 triệu đồng tăng 20.412 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 9,19%; còn năm 2010 đạt 203.938 triệu đồng giảm 38.485 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ giảm 15,88%.
+ Doanh số thu nợ khu vực tổ chức kinh tế
Về chênh lệch doanh số thu nợ giữa các năm: năm 2009 giảm 44.823 triệu đồng so với năm 2008 hay giảm 27,05%; năm 2010 giảm 295 triệu đồng so với
năm 2009, tốc độ giảm 0,24%. Trong năm 2009 doanh số thu nợ giảm mạnh do cuộc khủng hoảng kinh tế khả năng trả nợ vay và trả lãi của các doanh nghiệp giảm sút mạnh. Nhưng đến năm 2010 doanh số thu nợ lại giảm nhẹ cho thấy trong năm này do sự khôi phục dần của nền kinh tế một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng từ đó công tác thu nợ của chi nhánh thuận lợi hơn.
+ Doanh số thu nợ khu vực dân cư
Trong thời gian qua nhờ tích cực trong công tác thu nợ nên doanh số thu nợ ở khu vực dân cư cũng tăng lên đáng kể. Năm 2008 doanh số thu nợ đạt 222.011 triệu đồng; năm 2009 doanh số thu nợ đạt 242.423 triệu đồng tăng 49.078 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng 115,92%; bước sang năm 2010 doanh số thu nợ đạt 203.938 triệu đồng tăng 70.048 triệu đồng so với năm 2009, tốc độ giảm 31,42%. Đây là khu vực bao gồm các đơn vị, cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh đa dạng các ngành nghề. Ta thấy năm 2009 doanh số thụ nợ cao nhưng đến năm 2010 doanh số thu nợ lại giảm xuống, nguyên nhân bởi vì hầu hết dân cư là thuộc thành phần nông thôn sống bằng chăn nuôi, trồng trọt nhưng trong thời gian qua do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, dịch bệnh đã làm cho nhiều người dân mất mùa cho nên người dân không có khả năng trả nợ nên doanh số thu nợ giảm vào năm 2010.
Nhìn chung tình hình thu nợ đối với các thành phần kinh tế đã có nhiều biến động mạnh mẽ, ngân hàng cần chú trọng hơn vào công tác thu nợ cũng như công tác sau khi cho vay, thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn, tích cực đôn đốc trả nợ đối những khách hàng đã gia hạn nợ, tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh thua lỗ, có thể lựa chọn, xem xét cho vay tiếp những khách hàng có khả năng cải thiện được tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính nhưng phải kiểm soát được vốn vay và đảm bảo thu hồi dần các khoản nợ cũ, để có thể giúp được người dân đi đúng hướng, việc này ngoài giúp người dân có thể phát triển sản xuất cũng giúp cho ngân hàng tăng khả năng đòi nơ.