Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doạnh tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát (Trang 55)

. LNT t hoạt động kinh doanh 211633993 182831445 195699488 (28802548) (13,61) 12868043 7,

Tỷ suất sinh lời trên tiền vay

3.2.1. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Các khoản phải thu 3.2.1.1

Có thể thấy khoản phải thu trong 2 năm 2012 – 2013 đang có xu hướng tăng cao, vòng quay khoản phải thu thấp, nghĩa là khách hàng đang thanh toán chậm, mức độ

chiếm dụng vốn của khách hàng ngày càng cao và chiếm dụng càng lâu. Điều này ảnh hưởng xấu tới dòng tiền của công ty, khiến công ty mất thêm khoản chi phí quản lý nợ và chi phí phải trả cho các khoản vay để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong chính sách tín dụng thương mại doanh nghiệp cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách bán chịu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hạn chế mức thấp nhất mức độ rủi ro có thể gặp trong việc bán chịu doanh nghiệp có thể xem xét trên khía cạnh mức độ uy tín của khách hàng, khả năng trả nợ của khách hàng. Khi áp dụng chính sách này doanh nghiệp có thể mất đi một bộ phận khách hàng nhưng sẽ tránh được lượng tiền bị chiếm dụng cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên áp dụng chính sách cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán khi khách hàng thanh toán sớm, điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu, hạn chế rủi ro và các chi phí không cần thiết phát sinh làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.

Trong công tác thu hồi nợ, công ty cần lên kế hoạch và xây dựng một quy trình thu nợ có hiệu quả. Công ty cần mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo thời gian để có thể biết được khoản nợ nào sắp đến hạn để có các biện pháp hối thúc khách hàng trả nợ. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra khách hàng đang nợ về số lượng và thời hạn thanh toán, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

Tuổi của khoản phải thu (ngày) Tỷ lệ của khoản phải thu so với doanh thu bán chịu (%)

1. Nợ phải thu trong hạn 40%

0-60 40%

2. Nợ phải thu quá hạn 60%

1-90 25%

91-180 20%

>180 15%

Sau khi đã lập bảng theo dõi các khoản phải thu, công ty cần theo dõi chặt chẽ các khoản nợ này:

- Đối với những khoản nợ sắp đến hạn (0-60 ngày): Công ty cần chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ, văn bản cần thiết để tiến hành thu hồi nợ.

57

- Đối với những khoản nợ quá hạn: chủ động áp dụng những biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ này. Khi thực hiện bán chịu, khó tránh khỏi phát sinh nợ quá hạn, tuỳ theo mức độ thời gian của các khoản nợ để áp dụng các biện pháp thích hợp. Có thể chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: khi nợ quá hạn mới phát sinh (quá hạn từ 1-90 ngày), công ty cần áp dụng các biện pháp mềm mỏng, có tính chất đề nghị, yêu cầu thông qua việc gửi thư hay gọi điện thoại,…

+Giai đoạn hai: nợ quá hạn trong khoảng từ 91 đến 180 ngày áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, cử người trực tiếp tới đòi nợ, những yêu cầu đòi nợ gửi tới khách hàng cần cương quyết, mang tính pháp lý,…

+ Giai đoạn ba: công ty cần cân nhắc tới biện pháp thuê các công ty thu hồi nợ. Công ty nên áp dụng các biện pháp tài chính thúc đẩy khách hàng trả nợ sớm như chiết khấu thanh toán sớm và có hình thức phạt khi khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán. Với những khách hàng thực hiện thanh toán lớn, công ty cũng có thể cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán.

Để phân nhóm rủi ro công ty có thể sử dụng mô hình cho điểm tín dụng như sau: Điểm tín dụng = 4*khả năng thanh toán lãi + 11* khả năng thanh toán nhanh + 1* số năm hoạt động

- Xây dựng quy trình phân tích tín dụng khách hàng + Tập hợp hồ sơ từng khách hàng

Hồ sơ này bao gồm báo cáo tài chính (đã được kiểm toán), báo cáo xếp hạng tài chính từ các tổ chức chuyên xếp hạng, thông tin về uy tín khách hàng từ những kinh nghiệm trước đây.

Hồ sơ khách hàng nên được quản lý trên hệ thống máy tính, sắp xếp rõ ràng và phân loại cụ thể.

+ Tính toán các chỉ tiêu và tiến hành gắn trọng số cho từng yếu tố.

Các chỉ tiêu được tính toán từ hồ sơ của từng khách hàng bao gồm: khả năng thanh toán, hệ số sinh lời trên tổng vốn, tỷ lệ phần mua chịu của khách hàng trong tổng doanh thu của công ty.

Ví dụ: Phân tích một khách hàng lâu năm của công ty CP Hợp Thành Phát là công ty TNHH Phương Mai

Bảng 3.1. Bảng chỉ tiêu tại công ty TNHH Phƣơng Mai năm 2013

Chỉ tiêu Giá trị (Triệu đồng)

Tài sản ngắn hạn 6.368

Hàng tồn kho 1.055

Nợ ngắn hạn 5.747

Lợi nhuận sau thuế 218

Nguồn vốn 7.414

EBIT 291

Chi phí lãi vay 0,7

Khả năng thanh toán nhanh (lần) 0,81

Hệ số sinh lời trên tổng vốn (lần) 0,03

Khả năng trả lãi (EBIT/ Chi phí lãi vay) (lần) 415,7

Số năm hoạt động (năm) 4

Điểm tín dụng 1.675,7

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Phương Mai)

Điểm tín dụng của công ty TNHH Phương Mai là 1.675,7. Đây là điểm số rất cao, chứng tỏ công ty TNHH Phương Mai thuộc nhóm rủi ro thanh toán thấp, đồng thời chứng tỏ công ty TNHH Phương Mai có đầy đủ khả năng thanh toán đối với công ty CP Hợp Thành Phát.

Hàng tồn kho 3.2.1.2

Hàng tồn kho trong giai đoạn 2011-2013 đều ở mức cao, hàng tồn kho nhiều sẽ làm tăng chi phí quản lý hàng tồn kho, chi phí bảo quản , đồng thời có thể mất mát, hỏng… Để đảm bảo lượng hàng tồn kho hợp lý, công ty nên lập kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng quý, từ đó xác định lượng hàng tối ưu cho mỗi lần nhập. Kiểm tra chất lượng hàng nhập ngay khi hàng mới về để xác định những hàng hóa sai hỏng từ đó có kế hoạch trả lại hoặc đền bù tránh tổn thất cũng như để tiết kiệm chi phí.

Công ty cần kết hợp với chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ sản xuất của các đơn hàng nhằm đưa lượng hàng tồn kho vào kinh doanh. Công ty cần quản lý lượng hàng tồn kho bằng cách áp dụng mô hình A-B-C nhằm phân loại hàng hóa tồn kho để tìm hướng giải quyết, giải phóng số hàng tồn kho để nhanh chóng thu lại vốn, tránh tình trạng tồn đọng lâu ngày làm giảm giá trị hàng hóa.

59

Giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm của từng loại hàng tồn kho nhân với chi phí tồn kho đơn vị. Tiêu chuẩn để xếp các loại hàng tồn kho vào các nhóm là:

-Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 70 - 80% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 15 - 20% tổng số hàng tồn kho.

-Nhóm B: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25 - 30% tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30 - 35% tổng số hàng tồn kho.

-Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5 -10% tổng giá trị tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 50 – 55% tổng số hàng tồn kho.

Qua kỹ thuật ABC có thể thấy được nên đầu tư trọng tâm vào mặt hàng nào khi mua hàng. Chẳng hạn dành các nguồn tiềm lực để mua nhóm A nhiều hơn nhóm C. Và với mỗ nhóm cũng có thể xác định được chu kỳ kiểm toán khác nhau. Xác định các chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm khác nhau:

-Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm A, việc tính toán phải được thực hiện thường xuyên, thường là mỗi tháng một lần;

-Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm B sẽ tính toán trong chu kỳ dài hơn, thường là mỗi quý một lần;

-Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm C thường tính toán 6 tháng 1 lần

Bảng 3.2. Kế hoạch quản lý hàng tồn kho

Nhóm hàng Số lượng Chu kỳ kiểm toán Lượng hàng phải kiểm toán mỗi ngày

A 800 Mỗi tháng (20 ngày) 800/20 = 40 loại/ngày B 1600 Mỗi quý (60 ngày) 1600/60 = 27 loại/ngày C 2500 6 tháng (120 ngày) 2500/120 = 21 loại/ngày

Tổng cộng 88 loại/ngày

Bảng kế hoạch quản lý hàng tồn kho giúp giúp nâng cao trình độ của nhân viên giữ kho (do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm hàng); có được các báo cáo tồn kho chính xác; có thể áp dụng các phương pháp dự báo khác nhau cho các nhóm hàng khác nhau.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doạnh tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)