Tình hình tài sản, nguồn vốn Tình hình tài sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doạnh tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát (Trang 25)

Tình hình tài sản

Tổng tài sản của công ty năm 2012 tăng lên 61.236.708 đồng tương ứng 1,1% so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng tài sản của công ty vẫn có xu hướng tăng mạnh với mức tăng tuyệt đối là 1.547.890.883 , tương đương 28,32% so với năm 2012. Nhìn chung về cơ cấu tài sản đối với các công ty kinh doanh ngành vật liệu ngành in, tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn. Cơ cấu này là hợp lý vì hình thức hoạt động của công ty là công ty thương mại sản xuất nên chính sách tập trung vốn phần lớn vào tài sản ngắn hạn giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh và mở rộng quy mô ngành nghề được thuận lợi.

Hơn nữa đối với công ty thương mại sản xuất, cơ cấu tài sản lưu động lớn hơn tài sản cố định là cần thiết, vì sẽ giúp công ty linh hoạt hơn trong lĩnh vực thanh toán hay có thể dễ dàng tăng tích trữ hàng hóa khi giảm giá.

27

Bảng 2.1. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: đồng

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối Tƣơng

đối (%) Tuyệt đối

Tƣơng đối (%) A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.691.683.112 4.010.133.820 5.815.238.703 318.450.708 8,6 1.805.104.883 45,01

I, Tiền và tương đương tiền 280.927.321 756.915.809 42.458.338 475.988.488 169,4 (714.457.471) (94,39) II, Các khoản phải thu ngắn hạn 3.015.827.744 2.412.133.571 4.361.360.725 (603.694.173) (20,0) 1.949.227.154 80,81 II, Các khoản phải thu ngắn hạn 3.015.827.744 2.412.133.571 4.361.360.725 (603.694.173) (20,0) 1.949.227.154 80,81 1, Phải thu của khách hàng 3.015.827.744 2.412.133.571 4.361.360.725 (603.694.173) (20,0) 1.949.227.154 80,81 III, Hàng tồn kho 349.429.659 816.962.720 1.298.159.784 467.533.061 133,8 481.197.064 58,90 IV, Tài sản ngắn hạn khác 45.498.388 24.121.720 113.259.856 (21.376.668) (47,0) 89.138.136 369,53 1, Chi phí trả trước ngắn hạn 35.692.918 24.121.720 113.259.856 (11.571.198) (32,4) 89.138.136 369,53

2, Thuế GTGT được khấu trừ 9.805.470 (9.805.470) (100) 0 0

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 1.713.461.000 1.456.247.000 1.199.033.000 (257.214.000) (15,0) (257.214.000) (17,66)

I, Tài sản cố định 1.713.461.000 1.456.247.000 1.199.033.000 (257.214.000) (15,0) (257.214.000) (17,66)

1, Nguyên giá 1.713.461.000 2.143.570.000 2.143.570.000 430.109.000 25,1% 0 0,0%

2, Giá trị hao mòn luỹ kế (430.109.000) (687.323.000) (944.537.000) (257.214.000) 59,8% (257.214.000) 37,42%

Về tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng 318.450.708 đồng, tương ứng tăng 8,6 so với năm 2011, do có sự tăng nhẹ của các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho. Đến năm 2013, tài sản ngắn hạn của công ty tăng 45,01 lên tới mức 5.815.238.703 đồng so với năm 2012. Cụ thể:

Tiền và các khoản tương đương tiền

Chêch lệch giữa năm 2011 và 2012 là 475.988.488 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 169,4 . Điều này chứng tỏ công ty muốn tăng khả năng thanh toán tức thời cho nhà cung cấp sản phẩm nên đã tăng dự trữ tiền mặt, bên cạnh đó tiền mặt tại công ty chiếm 100%. Từ đó ta có thể suy ra công ty không đầu tư vào giấy tờ có giá như: trái phiếu, cổ phiếu… Việc giữ tiền mặt tại công ty còn nhiều điều này giúp đảm bảo tính an toàn trong thanh toán, đồng thời có thể kiếm lời qua hoạt động đầu cơ như mua hàng hóa khi giá xuống và bán khi giá tăng. Mặt trái của nó là đồng nghĩa với việc chi phí cất trữ tiền mặt và chi phí cơ hội cũng tăng lên. Tiền có tính thanh khoản cao, vì thế công ty sẽ đảm bảo trong việc thanh toán, tuy nhiên việc giữ tiền mặt tại công ty cũng mất đi chi phí cơ hội trong việc dùng tiền để đầu tư thêm mở rộng quy mô công ty nhằm kiếm lợi nhuận lớn hơn. Vì vậy, công ty cần cân nhắc lượng tiền dự trữ tại sao cho phù hợp với chi phí mà mình bỏ ra. Công ty nên gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào các lĩnh vực gần với lĩnh vực kinh doanh của mình để thu về lợi nhuận lớn hơn cho công ty. Đến năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền đạt giá trị là 42.458.338 đồng, giảm 94,39% so với năm 2012. Lượng tiền mặt trong công ty giảm mạnh do công ty ký hợp đồng sản xuất giấy lớn nên cần nhu cầu về vốn để nhập vật liệu về phục vụ sản xuất.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn giảm 603.694.173 đồng, tương ứng 20% so với năm 2011. Qua đó ta có thể thấy công ty đã thay đổi chính sách tín dụng từ chính sách tín dụng nới lỏng sang chính sách tín dụng thắt chặt. Điều này rất tốt cho sự an toàn vốn của công ty, đồng thời công ty có thể thu hồi vốn nhanh để quay vòng. Tuy nhiên chính sách tín dụng thắt chặt sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty so với các công ty khác, điều này dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn có sự tăng mạnh 80,81% so với năm 2012. Việc các khoản phải thu ngắn hạn tăng cao là không tốt vì nó thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của Công ty bị tồn đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong việc thanh toán của Công ty. Để giải quyết vấn đề trên, Công ty cần duy trì và phát huy các chính sách tín dụng hợp lý chẳng hạn như chính sách chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán sớm để từ đó có thể sớm thu hồi vốn đồng thời cũng tạo được mối quan hệ tốt giữa Công ty với các khách hàng.

29 Hàng tồn kho

Năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 816.962.720 đồng tăng 133,8% so với năm 2011. Hàng tồn kho tăng do năm 2012 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn khiến cho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của công ty không thuận lợi. Lượng nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa tồn kho tăng cao mặc dù công ty đã có chính sách nới lỏng tín dụng.

Năm 2013 hàng tồn kho tăng 481.197.064 đồng , tương ứng 58,9% so với năm 2012. Hàng tồn kho trong năm 2013 tuy vẫn tăng nhưng mức tăng đã giảm hơn so với năm 2012 thể hiện nỗ lực của công ty trong việc thúc đẩy bán hàng hóa, dịch vụ. Trước những biến động của nền kinh tế như lạm phát, tỉ giá làm tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, công ty có dự trữ thêm nhiều hàng hóa cũng như nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là hợp lý. Điều này sẽ giúp công ty chủ động hơn trong việc kiểm soát chi phí, tránh chịu sự chi phối lớn từ phía người cung cấp. Đối với giấy là một sản phẩm khá nhạy cảm trong môi trường ẩm ướt, vì vậy cần đảm bảo cho môi trường lưu kho khô ráo và rộng rãi để đảm bảo cho việc bảo quản giấy với chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên vấn đề trở nên đáng lo nếu như lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ dẫn đến chi phí lưu kho cũng tăng lên đáng kể và khiến công ty khó có thể quay vòng vốn cũng như sản xuất dẫn tới việc kinh doanh bị ngưng trệ

Về tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của công ty trong năm 2012 có sự giảm nhẹ với mức 15 tương ứng 257.214.000 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012, công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh làm nguyên giá của tài sản cố dịnh tăng lên, nhưng do công ty thực hiện phương pháp khấu hao nhanh nên khấu hoa lúy kế của công ty tăng mạnh, dẫn đến tài sản dài hạn của công ty có sự giảm sút. Sang đến năm 2013, nguyên giá tài sản cố định của công ty không đổi, nhưng máy móc thiết bị đã cũ khiến cho hao mòn lũy kế giảm 34,42%, từ đó khiến tài sản dài hạn của công ty tiếp tục giảm.

Tình hình nguồn vốn

Qua bảng 2.2 có thể thấy được nguồn vốn của công ty được cấu thành từ hai nguồn chính, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.

Nợ phải trả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoản mục nợ phải trả của công ty toàn bộ phản ánh nợ ngắn hạn vì trong cả ba kỳ công ty không vay dài hạn, lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hay quỹ dự phòng phải trả dài hạn,.. Năm 2012, tổng nợ ngắn hạn là 2.231816.006 đồng giảm 3,58% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại tăng 65,36% so với năm 2012, tương ứng tăng 1.393.410.734 đồng . Cụ thể:

+ Phải trả người bán

Năm 2012, khoản phải trả người bán giảm 8,03% so với năm 2011, chỉ còn 2.012.394.879 đồng. Năm 2012 công ty giảm bớt việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp nhằm nâng cao uy tín với nhà cung cấp. Tuy nhiên năm 2013 khoản phải trả người bán lại tăng 64,69% so với năm 2012. Năm 2013 do tình hình kinh tế khó khăn nên công ty hoàn trả gốc vay ngắn hạn nhằm tiết kiệm chi phí lãi vay. Vì vậy việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp trở nên tăng cao. Việc được nhà cung cấp cho nợ một khoản tiền lớn chứng tỏ hình ảnh của công ty trong mắt nhà cung cấp có uy tín hơn.

-Vốn chủ sở hữu

Năm 2011 vốn chủ sở hữu của công ty đạt 3.194.149.243 đồng sau đó tăng 140.415.571 đồng tương đương mức tăng 4,4 vào năm 2012. Đến năm 2013 nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng nhẹ lên 3.489.044.963 đồng tương đương mức tăng 4,63 . Nguyên nhân do lợi nhuận chưa phân phối sau thuế của công ty tăng qua các năm. Điều này cho thấy mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn luôn khuyến khích, động viên nhân viên cố gắng trong công việc.

31

Bảng 2.2. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Đồng

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 11-12 Chênh lệch 12-13

Giá trị % Giá trị %

A. NỢ PHẢI TRẢ 2.210.994.869 2.131.816.006 3.525.226.740 (79.178.863) (3,58) 1.393.410.734 65,36 I. Nợ ngắn hạn 2.210.994.869 2.131.816.006 3.525.226.740 (79.178.863) (3,58) 1.393.410.734 65,36 I. Nợ ngắn hạn 2.210.994.869 2.131.816.006 3.525.226.740 (79.178.863) (3,58) 1.393.410.734 65,36

1. Phải trả cho người bán 2.188.108.238 2.012.394.879 3.314.304.495 (175.713.359) (8,03) 1.301.909.616 64,69 2. Thuế và các khoản phải nộp NN 22.886.631 41.871.122 54.654.550 18.984.491 82,95 12.783.428 30,53

3. Chi phí phải trả 77.550.005 156.267.695 77.550.005 100 78.717.690 101,51

B. VỐN CHỦ SỞ H U 3.194.149.243 3.334.564.814 3.489.044.963 140.415.571 4,40 154.480.149 4,63 I. Vốn chủ sở hữu 3.194.149.243 3.334.564.814 3.489.044.963 140.415.571 4,40 154.480.149 4,63 I. Vốn chủ sở hữu 3.194.149.243 3.334.564.814 3.489.044.963 140.415.571 4,40 154.480.149 4,63

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.000.000.000 3.000.000.000 3.000.000.000 - 0,00 - 0,00 2. LNST chưa phân phối 194.149.243 334.564.814 489.044.963 140.415.571 72,32 154.480.149 46,17

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doạnh tại công ty cổ phần Hợp Thành Phát (Trang 25)