Nghiên cứu các điều khoản hợp đồng

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và tiểu thụ chuối (Trang 38)

3.1. Hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế: Được hiểu là một văn bản mang tính pháp lý có sự tham gia của ít nhất hai thành phần, trong đó xác lập các mối quan hệ ràng buộc giữa các thành phần tham gia về một vấn đề, một công việc cụ thể mà các bên cùng

quan tâm. Hợp đồng kinh tế được thiết lập và thực hiện trong một khoảng thời gian và không gian nhất định.

3.2.Nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế

Nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế gồm 2 phần: 3.2.1. Phần 1: Mặc định gồm

- Tên hợp đồng (Ví dụ Hợp đồng mua bán chuối).

- Những căn cứ pháp lý để xây dựng một hợp đồng kinh tế như: + Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

+ Căn cứ luật Thương mại số 36/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;

+ Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

+ Căn cứ vào quyết định, công văn của các cấp + Căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế

- Thời điểm lập hợp đồng.

- Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, mã số thuế...

3.2.2. Phần 2

Là những điều khoảng có tính chất mềm dẻo của hợp đồng, được thiết lập các mối quan hệ của các bên và sự thỏa thuận về một vấn đề mà các bên cùng quan tâm.

- Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện. - Thời gian thực hiện.

- Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên.

Trong một hợp đồng, phần này khi biên soạn văn bản hợp đồng phải chặt chẽ câu, từ vì nó liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ cả bên bán và bên mua.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và tiểu thụ chuối (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w