RAID (Redundant Array of Independent Disks)

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính (Trang 27)

Ban đầu, RAID được sử dụng như một giải pháp phịng hộ vì nĩ cho phép ghi dữ liệu lên nhiều đĩa cứng cùng lúc. Về sau, RAID đã cĩ

nhiều biến thể cho phép khơng chỉ đảm bảo an tồn dữ liệu mà cịn giúp gia tăng đáng kể tốc độ truy xuất dữ liệu từ đĩa cứng. Dưới đây là 5 loại RAID được dùng phổ biến:

RAID 0 : Y/c tối thiểu 2 HDD và cho phép PC ghi dữ liệu lên HDD theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ: ta cĩ 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1 đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai.

RAID 1 : Y/c ít nhất 2 HDD. Dữ liệu được ghi vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ cịn lại sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Bạn cĩ thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà khơng phải lo lắng đến vấn đề thơng tin thất lạc. Dung lượng cuối cùng của hệ thống = dung lượng của ổ đơn.

RAID 0+1: Là sự kết hợp 2 loại RAID ở trên, y/c tối thiểu 4 HDD. Dữ liệu sẽ được ghi đồng thời lên 4 HDD với 2 ổ dạng Striping tăng tốc và 2 ổ dạng Mirroring sao lưu. 4 ổ đĩa này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0+1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ.

RAID 5 : Trong cấu hình RAID này, sử dụng ít nhất là 3 và nhiều nhất là 32 ổ đĩa, khơng chỉ riêng dữ liệu được phân phối đều trên các đĩa mà những thơng tin liên kết cũng được phân phối trên các các ổ đĩa, để chắc chắn rằng dữ liệu sẽ được cấu thành lại nếu một trong những đĩa độc lập bị hỏng. Nĩi đúng hơn là nếu bất kì đĩa nào trong khối này bị hỏng thì ta cĩ thể thay đổi một đĩa mới và nĩ sẽ tự động cấu hình lại (Rebuild) tất cả những dữ liệu đã bị mất. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ cĩ cải thiện, vừa giữ được tính an tồn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ.

JBOD :JBOD (Just a Bunch Of Disks) cho phép gắn bao nhiêu ổ đĩa tùy thích vào bộ điều khiển RAID (dĩ nhiên là trong giới hạn cổng cho phép). Sau đĩ chúng sẽ được “tổng hợp” lại thành một đĩa cứng lớn hơn cho hệ thống sử dụng. Ví dụ ta cắm vào đĩ các ổ 10GB, 20GB, 30GB thì thơng qua bộ điều khiển RAID cĩ hỗ trợ JBOD, máy tính sẽ nhận ra một ổ đĩa 60GB. Tuy nhiên, lưu ý là JBOD khơng hề đem lại bất cứ một giá trị phụ trội nào khác: khơng cải thiện về hiệu năng, khơng mang lại giải pháp an tồn dữ liệu, chỉ là kết nối và tổng hợp dung lượng mà thơi.

Bài 4 BỘ NHỚ (MEMORY)

4.1 Khái niệm

Chúng ta cần phân biệt 2 khái niệm: Bộ nhớ (Memory) và thiết bị lưu trữ (Storage Device).

Bộ nhớ (Memory): Là nơi cất giữ những thơng tin cĩ tính chất tạm thời (dữ liệu hoặc mã lệnh...) khi chương trình làm việc. Khi khơng cịn cung cấp điện thơng tin này sẽ mất đi, trừ những bộ nhớ được thiết kế đặc biệt như ROM, thơng tin sẽ khơng bị mất đi khi mất điện.

Thiết bị lưu trữ (Storage Device): Là thiết bị dùng để lưu giữ thơng tin lâu dài, khi khơng cịn cấp điện nội dung thơng tin lưu trữ khơng bị mất. Các thiết bị lưu trữ thơng dụng như: HDD, FDD, CD-ROM, DVD, USB... Các thiết bị này thường cĩ dung lượng rất lớn nhưng tốc độ truy xuất thơng tin chậm.

Trong PC người ta sử dụng 2 loại bộ nhớ cơ bản là ROM, RAM.

4.2 Bộ nhớ chính

Một phần của tài liệu Giáo trình kiến trúc máy tính (Trang 27)