Nhân tố tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2001-2005 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 29 - 31)

III. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG CƯỜNG NGUỒN THU CỦA HÀ NỘ

1.Nhân tố tăng trưởng kinh tế

Nhân tố đầu tiên tác động đến kết quả thu ngân sách giai đoạn qua là tình hình phát triển kinh tế thành phố đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển các thành phần

kinh tế đạt hiệu quả cao, đặc biệt là sự vươn lên của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp. Mức tăng trưởng kinh tế của thành phố cao, đều và tương đối ổn định. Bình quân 5 năm qua, GDP thành phố tăng 11,3%/năm, trong đó năm 2001 đạt thấp nhất 10,23%, năm 2004 đạt mức tăng trưởng cao nhất 12,59%. Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến việc hoàn thành toàn diện và vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách trong giai đoạn qua của thành phố. Thu ngân sách như bức tranh phản ánh sự phát triển của kinh tế Thủ đô, sự biến động của các thành phần kinh tế, các sự kiện kinh tế, của giá cả đều được phản ánh vào kết quả thu ngân sách. Tuy nhiên do sự tác động của nhiều nhân tố khác, đặc biệt là cơ chế, chính sách thu, và thực hiện thu nên sự tương quan giữa phát triển kinh tế thành phố và tăng thu NSNN trên địa bàn không thật sự đồng nhất. Dù vậy, nền kinh tế chính là nguồn thu của ngân sách, sự phát triển kinh tế ở tốc độ cao như 5 năm qua đã tạo tiềm năng thu lớn, là điều kiện thuận lợi phát triển nguồn thu cho ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Mức tăng trưởng kinh tế cao của thành phố Hà Nội, đạt 11,3%/năm, cùng với những điều kiện thế mạnh khác của một nền kinh tế Thủ đô đã mang lại tiềm năng lớn cho thu ngân sách trên địa bàn. Bình quân hàng năm GDP thành phố đạt 27622,8 tỷ đồng, chiếm hơn 10% GDP cả nước. Mặc dù vậy, kết quả đóng góp tổng thu NSNN của Hà Nội chỉ đạt trên 8%. Tuy có mức huy động tương đối cao, 46,36% GDP được huy động vào NSNN, nhưng con số này không phản ánh đúng thực tế nội lực huy động NSNN của thành phố. Như trên đã phân tích, Hà Nội được thu từ nhiều nguồn không đóng góp vào GDP thành phố, đó là những trường hợp các DN, công ty hoạt động từ nhiều tỉnh khác nhưng đạt trụ sở trên địa bàn, nhiều công ty Nhà nước hoạt động trên toàn quốc nhưng trong diện thu NSNN của thành phố… Do vậy, ước tính, nếu loại bỏ những tác nhân này, khả năng huy động của thành phố cũng chỉ đạt mức trên 20% GDP. Hơn thế nữa, tốc độ tăng mức thu NSNN trên địa bàn còn thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu loại trừ năm 2002 thu NS tăng đột biến do chuyển thêm nhiều DNNN lớn vào đối tượng nộp thuế trên địa bàn, tốc độ tăng thu chỉ đạt 7,82% so với 11,29% tăng GDP. Như vậy, có thể thấy thu NSNN còn chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế Thủ đô. Một trong những điển hình của sự mất cân đối này là khu vực DN ngoài quốc doanh (tư nhân) chỉ đóng góp 4-5% thu NSNN trong khi lại chiếm tới 20-22% GDP

thành phố.

Qua những phân tích trên, có thể nhận định về nhân tố tăng trưởng kinh tế với hai đặc điểm nổi bật: thứ nhất, nền kinh tế thành phố phát triển với mức tăng trưởng cao, tạo tiềm năng thu lớn cho NSNN trên địa bàn; thứ hai, thực trạng thu NSNN ở Hà Nội còn chưa tương xứng với tiềm năng, cần tích cực khai thác trong thời gian tới nhằm huy động tối đa nguồn tài lực phát triển Hà Nội nói riêng, đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THU NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2001-2005 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 29 - 31)