Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 64)

2. Lựa chọn phương án

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Ưu điểm

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và 2015 – 2020 có những ƣu điểm chủ yếu sau:

- Quy hoạch đã đƣợc xây dựng dựa trên những tính toán rất công phu các điều kiện cụ thể của Huyện, từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; sự vận động, biến đổi về kinh tế - xã hội sẽ ảnh hƣởng trở lại các điều kiện phát triển của huyện.

- Việc xác định mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của huyện Phù Ninh trong từng giai đoạn thể hiện khát vọng phát triển nhanh và bền vững của huyện.

- Các giải pháp đề xuất để thực hiện quy hoạch về cơ bản là hợp lý, phù hợp với điều kiện của huyện Phù Ninh.

- Nhìn chung sau hơn 3 năm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội (từ 2011 đến nay) đã đạt đƣợc một số kết quả khá quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhƣ: hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, trƣờng, cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải và vệ sinh môi trƣờng đƣợc quan tâm đầu tƣ; không gian, kiến trúc cảnh quan ở khu vực nông thôn, thành thị đã đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng; một số khu dân cƣ mới tập trung ở thị trấn Phong Châu và một số xã trong huyện đƣợc đầu tƣ phát triển. Công tác quy hoạch về đất đai nhất là về việc cấp đất ở trên địa bàn huyện dần đi vào nề nếp, không còn chồng chéo phức tạp nhƣ

58

những năm trƣớc đây, cơ bản đáp ứng nhu cầu về đất làm nhà ở tự xây của ngƣời dân. Một số cụm công nghiệp, làng nghề đƣợc hình thành đầu tƣ phát triển.

- Việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng văn hóa – xã hội, du lịch đƣợc đẩy mạnh và chú trọng hơn trƣớc, nhất là việc đầu tƣ xây dựng các điểm dịch vụ công cộng nhƣ sân vận động, sân lễ hội chọi trâu của huyện, đƣờng vào khu di tích khảo cổ xã Gia Thanh, đài phát thanh huyện…các mục tiêu định hƣớng trong quy hoạch về phát triển kinh tế- xã hội đƣợc các cấp ủy đảng, chính quyền và các phòng ban ngành từ cấp huyện đến cấp xã chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Công tác xóa đói giảm nghèo; chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp trọng điểm đƣợc quan tâm đầu tƣ đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể…

- Đặc biệt sau mấy năm thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đã tác động không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển kinh tế- xã hội; làm thay đổi cách nghĩ, cách làm so với trƣớc kia, không còn việc mạnh ngành nào ngành ấy làm, làm không tuân theo định hƣớng hay quy hoạch gì. Dần đổi mới cơ bản về phƣơng pháp làm việc, tinh thần trách nhiệm, tƣ duy trong công việc, sự năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ công chức từ cấp huyện đến cấp xã, trong việc vận dụng các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc vào thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của huyện, đƣợc doanh nghiệp và ngƣời dân quan tâm ủng hộ.

2.4.2. Hạn chế

- Mặc dù đƣợc chuẩn bị rất công phu nhƣng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh giai đoạn 2011 – 2020 và đặc biệt là Quy hoạch cho giai đoạn 2015 – 2020 còn có những hạn chế, nhƣợc điểm sau:

59

- Mục tiêu đặt ra quá cao, không hiện thực. Giá trị sản xuất giai đoạn 2011 - 2015 quy hoạch tăng 16,80%/ năm nhƣng thực tế chỉ đạt dƣới 10 Giai đoạn 2016 – 2020 quy hoạch tăng 15,2% /năm cũng rất khó thực hiện [ 12; tr 22].

Quy mô giá trị sản xuất sau 10 năm tăng 4,42 lần. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Đến năm 2015 cơ cấu có sự chuyển dịch với sự tăng tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm của nông, lâm thủy sản và ở mức 66,09% - 20,81% và 13,1% về giá trị sản xuất (giá trị gia tăng 50,1% - 30,6% và 19,3%). Đến năm 2020, cơ cấu chuyển dịch rõ rệt giữa các nhóm ngành của mô hình: công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng các ngành tƣơng ứng là 68,00% - 23,2% - 8,8% (giá trị gia tăng 55,36% - 32,36% và 12,28%).

- Các giải pháp thực hiện Quy hoạch chƣa lƣờng đƣợc hết những ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế của Việt Nam ; chƣa đƣa ra đƣợc dự báo cụ thể về ảnh hƣởng do kinh doanh gặp nhiều khó khăn của các doanh nghiệp, nhất là một số doanh nghiệp lớn của nhà nƣớc đóng trên địa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Quy hoạch chƣa đƣợc nghiên cứu phân tích tính toán đánh giá một cách sâu sắc tổng thể, chƣa có sự phối hợp tốt với các bộ, ngành ở trung ƣơng, của địa phƣơng trong và ngoài tỉnh. Vì vậy chƣa dự báo đƣợc sự phát triển của các địa phƣơng giáp danh với huyện Phù Ninh nhƣ thành phố Việt trì, khu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng, ảnh hƣởng của đƣờng cao tốc Nội bài- Lào cai… vì vậy chƣa đƣa ra đƣợc những dự báo ảnh hƣởng cụ thể của việc điều chỉnh các quy hoạch của các địa phƣơng, bộ ngành liên quan đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của huyện Phù Ninh giai đoạn 2011-2020.

Tóm lại nhìn chung sau hơn 3 năm triển khai thực hiện quy hoạch, ngoài các nội dung hạn chế đã trình bày ở trên, còn nhiều nội dung thực hiện

60

chƣa đáp ứng yêu cầu của quy hoạch; khi xây dựng quy hoạch cơ quan xây dựng còn mang tính chủ quan chƣa lấy ý kiến tham gia của ngƣời dân trong huyện và nhất là của lãnh đạo và cán bộ cấp xã trong việc quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản; xây dựng hệ thống giao thông. Vì vậy quy hoạch chƣa trúng, chƣa đúng một số lĩnh vực nhƣ: các vùng đất thích hợp để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao; quỹ đất để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…Đặc biệt quy hoạch phát triển hệ thống giao thông còn nhiều tuyến đƣờng bị chồng chéo với các tuyến đƣờng của Trung ƣơng, của tỉnh đầu tƣ, dẫn đến tình trạng vừa thiếu vừa thừa nhƣ tuyến đƣờng tỉnh lộ 323 Phù Ninh- Tử Đà, Trạm Thản – Phú Mỹ, Liên Hoa -Trung Giáp, Phù Ninh- Gia Thanh; chƣa tính đến sự phát triển của các phƣơng tiện vận tải giao thông đi qua địa bàn, vì vậy không quy hoạch đƣa ra đƣợc những tuyến đƣờng tránh quốc lộ 2 đi qua thị trấn Phong Châu, tuyến đƣờng tránh đi từ Nhà máy giấy Bãi Bằng ra sông Lô cảng An Đạo và nhất là quy hoạch phát triển đƣợc những đƣờng giao thông huyện lộ, các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã mang tính chất quan trọng trong phát triển kinh tế tiểu vùng, đối với các xã kinh tế trọng điểm phía nam, và các xã miền núi phía bắc của huyện. Chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp cụ thể, thứ tự ƣu tiên trong việc đầu tƣ phát triển xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện đã có hiện tƣợng đầu tƣ dàn trải, dẫn đến nhiều công trình thi công dở dang do không có nguồn kinh phí.

61

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)