Định hướng bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 60)

2. Lựa chọn phương án

2.3.5.Định hướng bảo vệ môi trường

2.3.5.1. Đánh giá tác động tích cực của quy hoạch đến môi trường

Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội sau 10 năm sẽ tạo nên những bƣớc chuyển biến về kinh tế xã hội từ đó có tác động tích cực đến môi trƣờng nhƣ: môi trƣờng của Phù Ninh đƣợc cải thiện do hệ thống cây xanh của rừng phòng hộ và rừng sản xuất đƣợc tăng cƣờng; hệ thống cây xanh trong các khu công nghiệp và dịch vụ; hệ thống thủy lợi, cấp và thoát nƣớc; việc đầu tƣ xây dựng chợ trung tâm huyện khang trang và hiện đại sẽ góp phần rất lớn làm giảm tình trạng ô nhiễm hiện tại do nƣớc thải, rác thải từ chợ cũ hiện nay đã qúa xuống cấp. Các thiết chế văn hóa, các hoạt động nâng cao dân trí sẽ nâng dần trình độ tổ chức cuộc sống theo mô hình nông thôn mới…sẽ góp phần cải thiện môi trƣờng sống ở các khu dân cƣ theo hƣớng xử lý sạch các phế thải sinh hoạt.

2.3.5.2. Những tác động tiêu cực và hướng xử lý về môi trường

Phù Ninh là huyện có sự phát triển của công nghiệp với hệ thống các nhà máy giấy có sử dụng hóa chất nên nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng rất cao. Gần đây hệ thống xử lý môi trƣờng đã đƣợc cải tạo, các thiết bị và công nghệ cũ đã đƣợc cải tạo và thay thế. Ô nhiễm của khu công nghiệp giấy đã từng bƣớc đƣợc cải thiện.

Thị trấn Phong Châu, nơi có mật độ dân cƣ cao. Vấn đề ô nhiễm khu dân cƣ cần đƣợc xử lý gấp theo hƣớng đẩy nhanh tiến độ đƣa chợ mới vào sử dụng; tổ chức hệ thống thu gom rác, xử lý nƣớc thải chuyên một cách chặt chẽ hơn. Có chế độ xử lý nghiêm với các hiện tƣợng gây ô nhiễm môi trƣờng từ rác, nƣớc thải sinh hoạt…

54

Một số vùng khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất gạch sẽ thực hiện giảm thiểu ô nhiễm. Khai thác vật liệu xây dựng đi đôi với hoàn nguyên để tránh ô nhiễm môi trƣờng.

2.3.5.3. Quy hoạch xử lý rác thải

Hiện ô nhiễm rác thải khu thị trấn vẫn trầm trọng, nhất là khu vực chợ. Việc tổ chức xử lý rác thải theo hƣớng: Tổ chức toàn thị trấn các điểm thu gom rác theo từng khu vực, mỗi điểm đặt một thùng rác dung tích 2-3 m3. Củng cố hợp tác xã thu gom và vận chuyển rác về cơ sở chế biến Việt Trì. Đồng thời tiến hành đầu tƣ xây dựng từ 3-5 điểm thu gom và lò sử lý rác thải ở các xã Phú Lộc, An đạo, Phù Ninh, Trị quận, và Thị trấn Phong Châu.

Đối với rác thải nông nghiệp, chủ yếu là các chất thải của bảo vệ thực vật, bao bì các loại phân bón. Có chế độ thu gom thƣờng xuyên đảm bảo an toàn trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đối với rác thải công nghiệp: Rác thải công nghiệp đƣợc phân loại tại cơ sở, tận dụng một số chất có thể tái chế. Phần còn lại đƣa về khu xử lý rác công nghiệp tại Trạm Thản. Đối với rác thác y tế: Rác thải y tế bệnh viện tuyến huyện và các trạm y tế xã mức độ ô nhiễm tuy không cao nhƣng cần đƣợc xử lý theo hƣớng xử lý triệt để dƣới hình thức đốt ở các lò chuyên dụng ở quy mô nhỏ.

2.3.5.4. Quy hoạch cây xanh

Trên các đỉnh Núi Voi, Núi trò, Núi Miếu, Núi Trang, núi Mã Thƣợng và các đỉnh núi độ dốc trên 250, trồng cây bản địa, rừng đầu nguồn hỗn giao để giữ gìn lâu dài, tạo cảnh quan. Trồng các băng cây xanh cách ly khu công nghiệp và hóa chất vừa tạo cảnh quan, vừa hạn chế các mùi cloruacanxi, mùi hôi vôi tại bãi thải, đồng thời xử lý triệt để các ô nhiễm.

Xây dựng các công viên cây xanh tại khu du lịch Núi trang và các khu du lịch Đầm Đình. Khu du lịch Núi Trang là khu vui chơi nên cây xanh đảm nhiệm 3

55

chức năng: tạo cảnh quan, xử lý ô nhiễm và tạo bóng mát cho ngƣời du lịch. Khu du lịch sinh thái Phù Ninh hệ thống cây xanh phù hợp với quần thể hồ nƣớc. Nghiên cứu bảo tồn các “rừng cọ” trên địa bàn Huyện tại khu du lịch và vui chơi giải trí Núi Trang và các vùng đồi dọc quốc lộ 2 thu hút khách du lịch về vùng đất

có “rừng cọ, đồi chè”.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 60)