Tình hình đất nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 35)

Sau gần 30 năm thực hiện đổi mới hệ thống thể chế theo kinh tế thị trƣờng, nƣớc ta đã thu đƣợc những kết quả nhất định. Nhiều cơ chế, chính sách đƣợc ban hành đã có tác động tích cực phát triển kinh tế - xã hội; sự ổn định chính trị, xã hội của nƣớc ta là nền tảng vững chắc tạo mọi thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội; quy mô, tiềm lực kinh tế của đất nƣớc đã đƣợc mở rộng và tăng cƣờng.

Giai đoạn 2011-2015 là giai đoạn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tiếp tục đƣờng lối đổi mới với nhiều chủ trƣơng mới về đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, về đẩy mạnh hội nhập nền kinh tế thế giới. Đây là cơ hội mới để tỉnh Phú Thọ, trong đó có huyện Phù Ninh phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển kinh tế xã hội.

Đối với thị trƣờng trong nƣớc: việc đẩy mạnh giao lƣu hàng hoá đã tạo điều kiện cho Phú Thọ nói chung, Phù Ninh nói riêng khai thác vị trí đầu mối trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, để đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá cho nhu cầu thị trƣờng trong nƣớc, trƣớc hết là thị trƣờng nông, lâm sản, công nghiệp chế biến.

29

Thời gian tới, thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm giấy, phân bón, hoa quả tại thị trƣờng trong nƣớc là rất lớn. Phú Thọ, trong đó có Phù Ninh, cần tận dụng thời cơ này để có trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm để đáp ứng đƣợc thị hiếu ngƣời tiêu dùng thì mới có thể cạnh tranh đƣợc với các đối thủ khác. Nhất là khi nƣớc ta thực hiện cam kết AFTA và trở thành thành viên chính thức của WTO.

Tuy nhiên áp lực từ việc cắt giảm thuế nhập khẩu đã tạo những cơ hội thuận lợi cho hàng hoá nƣớc ngoài tràn vào Việt Nam, trong đó có hàng nông sản. Trong bối cảnh trên, nếu các địa phƣơng, trong đó có Phú Thọ và Phù Ninh không có những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nguy cơ thua ngay trên sân nhà là có thể xảy ra.

Đối với thị trƣờng ngoài nƣớc: những chuyển biến trong cơ chế chính sách, những cơ hội mới khi các hiệp định có hiệu lực, một mặt tạo những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lƣu xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung, nông sản nói riêng. Mặt khác, mở ra khả năng các đơn vị kinh tế trực tiếp giao lƣu xuất khẩu hàng hoá, tạo điều kiện lƣu thông nhanh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông sản.

Theo đánh giá của các nhà kinh tế: Đối với Phú Thọ và các đơn vị thành phố, huyện, nhất là Phù Ninh nếu đƣợc tiếp thị đầy đủ, nếu tổ chức lại sản xuất, các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu là:

* Các mặt hàng thủ công truyền thống, sản xuất hàng gia dụng với lợi thế nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, cơ sở sản xuất công nghiệp có sẵn.

* Các mặt hàng nông sản, lâm sản chế biến với lợi thế nguồn nguyên liệu tại chỗ, giao thông thuận tiện, gần các thị trƣờng lớn...

30

Những mặt hàng đó trong những năm 2001 – 2010, Phú Thọ, trong đó có Phù Ninh đã chú ý khai thác. Đây là những mặt hàng cần tiếp tục chú ý trong xây dựng quy hoạch cho Phù Ninh trong những năm 2011-2020.

Các chủ trƣơng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là Quyết định về xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh - Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng đặt ra những yêu cầu về đầu tƣ để nâng cấp các cơ sở hạ tầng, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển các ngành kinh tế từ nguồn vốn ngân sách. Cơ hội đó đã tạo những điều kiện cho Phù Ninh với tƣ cách là đơn vị thành viên của Phú Thọ đƣợc thụ hƣởng.

Theo các nhà quy hoạch, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2020 sẽ tăng mạnh so với trƣớc do triển khai hàng loạt các dự án lớn trên địa bàn nhƣ đầu tƣ xây dựng đƣờng cao tốc Lào Cai Hà Nội; các hạng mục đầu tƣ để thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, nhà máy nhiệt điện, giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 và hàng loạt các khu công nghiệp, đô thị mới trên địa bàn Tỉnh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 (Trang 35)