Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và Thương mại TECHTRACO (Trang 73)

Quản lý tài sản cố định là một việc hết sức quan trọng. Trước hết, hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê tài sản cố định, phân loại tài sản cố định theo tiêu chí tài sản cố định đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn, tài sản cố định đi thuê, đi mượn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để Công ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xuyên, có hệ thống từ đó Công ty có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đưa phương tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tư mới tài sản cố định.

Đối với quản lý cụ thể tài sản, Công ty đã mở sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết cho từng tài sản cố định, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định, theo dõi những biến động tăng, giảm giá trị tài sản theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, việc theo dõi này cần kết hợp với việc kiểm kê thực tế, phân loại đánh giá tài sản cố định hàng năm sẽ đảm bảo công tác quản lý tài sản được toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

Công ty nên xây dựng quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định, phân cấp quản lý tài sản cố định một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quá trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý tài sản cố định phải đi kèm với

việc thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận.

Khi đưa tài sản cố định vào sử dụng, Công ty cần lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào tài sản cố định. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới tài sản cố định.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đòi hỏi Công ty phải sử dụng máy móc thiết bị hết công suất, duy trì được năng lực sản xuất và kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy, Công ty phải lập ra kế hoạch sử dụng tài sản cố định hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty.

- Tăng cường sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định đi kèm với đầu tư đúng hướng

Trước hết, Công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, xây dựng kế hoạch nâng cấp tài sản cố định để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định, tránh tình trạng tài sản cố định hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm tăng chi phí sử dụng tài sản cố định cũng như thiệt hại do ngừng hoạt động.

Đối với các công trình xây dựng cơ bản dở dang, Công ty cần có biện pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng.

Đối với hoạt động đầu tư mua sắm đổi mới tài sản cố định, Công ty cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng số lượng, chất lượng và tính đồng bộ của tài sản cố định. Từ đó, Công ty xác định được nhu cầu về số lượng, năng lực và tính đồng bộ của tài sản cố định trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở kết hợp của kết quả phân tích và dự báo khả năng vốn của Công ty, Công ty cần tiến hành xây dựng chiến lược đầu tư tài sản cố định. Chiến lược đầu tư ngoài việc xác định số lượng tài sản cố định cần mua sắm còn phải xác định được trình độ công nghệ mà các tài sản cố định đó phải đáp ứng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Đầu tư tài sản cố định một cách hợp lý, đúng hướng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty đồng thời tăng cường lợi nhuận.

Tóm lại, làm tốt công tác mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản kết hợp với việc tăng cường quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp phương tiện, máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.

77

3.2.3. Kiến nghị

- Đối với Nhà Nước

về chủ trương chính sách, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng cho Công ty hoạt động, khi Đảng và Nhà nước ban hành Nghị quyết, Nghị định... thì các bộ ngành phải nhanh chóng hướng dẫn, triển khai bằng các thông tư, đồng thời sau khi có hiệu lực thì phải quy định rõ thời gian thực hiện, quá thời hạn theo quy định thì kiến nghị giao lãnh đạo các tỉnh, thành có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện để các chủ trương, chính sách sớm đi vào cuộc sống.

Về vốn và lãi suất, có chính sách giúp Công ty tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như nhau, đồng thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp Công ty tiếp cận được các nguồn vốn vay.

Về chính sách thuế, phí, Chính phủ xem xét khi ban hành chính sách các loại thì phải ổn định, lâu dài nhằm giúp Công ty giảm giá bán, giải quyết hàng tồn kho, thu hồi vốn để tái sản xuất.

- Đối với ngân hàng

Hệ thống ngân hàng cần được hoàn thiện, đa dạng hóa các nghiệp vụ chuẩn bị mọi thứ cần thiết khác để có thể trở thành trung tâm tài chính hỗ trợ cho Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco dễ dàng huy động và sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Ngoài ra khung lãi suất do ngân hàng Nhà nước quy định phải đảm bảo khuyến khích các Công ty thương mại như Công ty TNHH Techtraco có thể hoạt động hiệu quả sao cho lợi nhuận Công ty thu về tối thiểu phải bù đắp được chi phí vốn.

Đáng chú ý là vấn đề khó khăn trong việc vay vốn. Việc vay vốn có nhiều thủ tục phức tạp, rườm rà khiến thời gian vay được vốn của Công ty bị kéo dài, khiến khả năng tạo lợi nhuận của giảm đi. Ngân hàng cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc này (thủ tục thế chấp, xem xét tính khả thi của dự án... cần thúc đẩy nhanh hơn).

- Nâng cao chỉ tiêu ROA của Công ty

Để chỉ tiêu ROA của Công ty tăng lên, Công ty cần điểu chỉnh giảm giá vốn hàng bán bằng cách:

+ Giảm chi phí thu mua, chi phí nhân công; + Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp; + Giảm chi phí tài chính.

KẾT LUẬN

Với những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực cung cấp hàng hóa, dịch vụ sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco đã đạt được những thành công nhất định. Với mong muốn luôn đi đầu trong lĩnh vực cung cấp và tư vấn hàng hóa, thíết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, Công ty luôn chú trọng phát triển toàn diện, bền vững, đào tạo và nâng cao trình độ của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên để đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội có được sau khi Việt Nam hòa nhập với nền kinh tế thế giới thì đi kèm với đó là những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc nâng cao công tác quản lý tài sản cùng với khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại là đòi hỏi khách quan mà Công ty cần phải thực hiện nhằm đáp ứng, phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng, nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đỗ Trường Sơn cùng các cán bộ nhân viên trong Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco đã giúp em hoàn thành Khóa luận này. Khóa luận với đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản” là kết quả của quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như vận dụng các kiến thức đã được học trên giảng đường Đại học vào thực tiễn doanh nghiệp. Với những phân tích về tình hình tài sản của Công ty cũng như các giải pháp mà em đề xuất hy vọng sẽ phần nào có ich cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, thời gian thực tập có hạn và vốn kiến thức kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên trong khuôn khổ Khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để Khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn!

Hà Nội, 30 tháng 3 năm 2015

Sinh viên

79

PHỤ LỤC

1. Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Techtraco năm 2011, 2012, 2013 2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Techtraco năm 2011, 2012, 2013.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu học tập nhập môn tài chính doanh nghiệp của giảng viên Trịnh Trọng Anh trường Đại học Thăng Long.

2. Nguyễn Trọng Cơ, Ngô Thế Chi (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. TS. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2009), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

5. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2013), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. Đinh Lan TH, Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2013, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu, http://laichau.gov.vn/news/detail/tabid/77/newsid/27072/seo/Danh-gia- kinh-te-Viet-Nam-nam-2013/language/vi-VN/Default.aspx, ngày 30 tháng 12 năm 2013.

7. TS. Trần Du Lịch, Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014, Trang Kinh tế và Dự báo, http://kinhtevadubao.com.vn/dinh-huong-phat- trien/nhan-dinh-kinh-te-viet-nam-nam-2013-va-trien-vong-nam-2014-1592.html, ngày 14 tháng 10 năm 2013.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và Thương mại TECHTRACO (Trang 73)