Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và Thương mại TECHTRACO (Trang 31)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco giai đoạn 2011-2013 được trình bày chi tiết trong bảng 2.1

- Phân tích doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Qua bảng 2.1, ta thấy doanh thu bán hàng của Công ty tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là: Doanh thu năm 2011 từ 8.521.658 nghìn đồng tăng đến 9.016.320 nghìn đồng trong năm 2012, tương ứng tăng 5,8%, năm 2013 tiếp tục tăng 48,8% so với năm 2012. Như vậy, doanh thu ở giai đoạn 2012-2013 có tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu ở giai đoạn 2011-2012. Nguyên nhân là do trước đó, nền kinh tế Việt Nam chịu sự ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới và trong giai đoạn 2011- 2013 đang từng bước khôi phục. Ngoài ra, lạm phát vẫn còn nên lượng người tiêu dùng không nhiều và để phù hợp với tình hình kinh tế, Công ty quyết đinh tăng giá bán dẫn đến việc doanh thu chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc đặc biệt với chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước tập trung chủ yếu vào các ngành nghề công nghiệp, cơ khí. Nhận thấy cơ hội này, ngoài việc sản xuất kinh doanh, Công ty chú trọng thực hiện thêm các chương trình: đào tạo cán bộ nhân viên chuyên môn, tuyển nhân sự dưới nhiều hình thức như: bán thời gian, cộng tác viên kinh doanh,… chủ động phối hợp với các phòng ban đưa ra các đề án kinh doanh phát triển. Nhờ đó, quy trình làm việc của Công ty đã và đang diễn ra ngày càng trơn tru hơn, cán bộ công nhân viên làm việc tích cực hơn đặc biệt là trong khâu bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đấy, với chiến lược phát triển toàn diện nên Công ty đã đa dạng hóa thêm dịch vụ cho ngành nghề chính như: sửa chữa, bảo trì các loại máy công nghiệp, gia công cơ khí và xử lý bề mặt kim loại,… Vì vậy, đối tác, khách hàng lựa chọn Công ty để cung cấp, xử lý sản phẩm ngày càng nhiều dẫn đến năm 2013, Công ty có tốc độ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhanh hơn.

Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012-2011

Chênh lệch 2013-2012

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) 1 Doanh thu bán hàng và CCDV 8.521.658 9.016.320 13.425.041 494.662 5,8 4.408.721 48,8 2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - -

3 Doanh thu thuần 8.521.658 9.016.320 13.425.041 494.662 5,8 4.408.721 48,8

4 Giá vốn hàng bán 7.045.685 7.464.037 10.238.074 418.352 5,93 2.774.037 37,1

5 Lợi nhuận gộp 1.475.973 1.552.283 3.186.967 76.310 5,17 1.634.684 105,3

6 Doanh thu hoạt động tài chính 18.515 25.562 24.320 7.047 38,06 (1.242) (4,85) 7 Chi phí tài chính 194.779 231.838 331.211 37.059 19,02 99.363 42,8 -Trong đó: chi phí lãi vay 194.779 231.838 331.201 37.059 19,02 99.363 42,8 8 Chi phí quản lý kinh doanh 239.404 276.649 473.435 37.245 15,5 196.786 71,13

9 Lợi nhuận thuần 1.060.305 1.069.358 2.406.651 9.053 0,8 1.337.293 125,05

10 Thu nhập khác 86.784 92.124 233.335 5.340 6,15 141.211 153,28

11 Chi phí khác - - - -

12 Lợi nhuận khác - - - -

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.147.089 1.161.482 2.639.986 14.393 1,25 1.478.504 127,3

14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 286.772 290.370 659.886 3.598 1,25 369.516 127,3

15 Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp 360.317 471.112 979.990 110.795 1,25 508.878 127,3

35

Giảm trừ doanh thu:

Trong ba năm, Công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu do sản phẩm của Công ty chủ yếu là các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài nước luôn đảm bảo về chất lượng cũng như số lượng theo đơn đặt hàng của đối tác kinh doanh, các sản phẩm mà Công ty bán ra luôn được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất kho. Chính vì thế, Công ty không có yêu cầu giảm giá sản phấm hay trả lại hàng bán, doanh thu thuần chũng chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty.

Doanh thu từ hoạt động tài chính:

Có sự tăng giảm trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể là: năm 2012 đạt 25.562 nghìn đồng, tương ứng tăng 38,06% so với năm 2011. Sang đến năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty có sự giảm nhẹ xuống 24.320 nghìn đồng, tương ứng giảm 4,85% so với năm 2012. Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng. Năm 2012, do đất nước vẫn còn trong tình hình lạm phát tăng, lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm ít nên vòng quay tiền của Công ty diễn ra chậm, Công ty chủ trương thực hiện chính sách gửi tiết kiệm tiền vào các ngân hàng để hưởng lãi khiến doanh thu từ hoạt động tài chính tăng cao. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, nhận thấy nhiều cơ hội khi nền kinh tế đang có bước chuyển biến phục hồi, Công ty muốn tăng khả năng đầu tư vào các khoản mục tài chính khác nhằm tạo thêm lợi nhuận nên Công ty hạn chế gửi tiền vào các ngân hàng khiến doanh thu từ hoạt động tài chính giảm đồng thời giảm chi phí dự trữ tiền mặt cho Công ty.

Thu nhập khác:

Tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là: năm 2012, thu nhập khác đạt 92.124 nghìn đồng, tương ứng tăng 6,15% so với năm 2011. Năm 2013, thu nhập khác tiếp tục tăng 233.335 nghìn đồng, tương ứng tăng 153,28% so với năm 2012. Có sự tăng liên tục này là vì Công ty đã thanh lý đi nhiều tài sản không còn sử dụng nữa hoặc sử dụng không hiệu quả

- Phân tích chi phí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá vốn hàng bán:

Có sự tăng dần qua các năm phù hợp với sự tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể là: Năm 2012, giá vốn hàng bán đạt 7.464.037 nghìn đồng, tương ứng tăng 5,93% so với năm 2011. Năm 2013, giá vốn hàng bán tiếp tục tăng lên mức 2.774.037 nghìn đồng, tương ứng tăng 37,1% so với năm 2012. Do nền kinh tế vẫn còn lạm phát nên chi phí đầu vào cũng như việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, hóa chất phục vụ cho công nghiệp, cơ khí từ nước ngoài về để bán trong nước của

Công ty tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng cao hơn mức tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013.

Chi phí tài chính:

Có sự tăng giảm trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể là: năm 2012, chi phí tài chính đạt 231.835 nghìn đồng, tương ứng tăng 19,02% so với năm 2011. Có sự tăng này chủ yếu là do trong năm 2011-2012, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lạm phát tăng nên lãi suất tiền vay tăng dẫn đến chi phí lãi vay từ ngân hàng của Công ty cũng tăng theo. Sang đến giai đoạn 2012-2013, chi phí tài chính giảm xuống chỉ còn 221.201 nghìn đồng tương ứng giảm 4,6%. Nguyên nhân là do Công ty thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ ngân hàng nên các khoản vay giảm kéo theo chi phí lãi vay giảm. Bên cạnh đó, Công ty hạn chế áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Công ty đang cố gắng làm giảm chi phí tài chính nhằm tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, Công ty nên cân nhắc sao cho hợp lý để giữ được các khách hàng tiềm năng, đối tác tin cậy, giúp Công ty nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh trên thị trường kinh tế.

Chi phí quản lý kinh doanh:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng đồng nghĩa với việc các khoản chi phí quản lý kinh doanh của Công ty cũng tăng theo từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là: năm 2012, chi phí quản lý kinh doanh đạt 276.649 nghìn đồng, tương ứng tăng 15,5% so với năm 2011. Và sang năm 2013, chi phí quản lý kinh doanh có sự tăng mạnh hơn khi đạt 583.435 nghìn đồng, tương ứng tăng 110,8% so với năm 2012. Nguyên nhân là do: trong năm 2013, Công ty muốn thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nên đã tăng thêm lượng nhân viên bán hàng, môi giới sản phẩm dẫn đến các khoản về lương của nhân viên tăng. Đồng thời, cùng với việc kinh tế có bước hồi phục thì các khoản chi phí về điện nước, thuê mặt bằng, chi phí tiếp khách,… của Công ty cũng tăng theo. Chính vì thế, mức tăng chi phí quản lý kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012-2013 cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2012. Công ty cần có những chính sách phù hợp để giảm những chi phí không liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, góp phần nâng cao lợi nhuận.

- Lợi nhuận sau thuế:

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp với mong muốn đạt mức lợi nhuận tối đa. Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy trong cả ba năm, lợi nhuận sau thuế của Công ty đều tăng. Cụ thể là: năm 2012, lợi nhuận sau thế đạt 471.112 nghìn đồng, tương ứng tăng 1,25% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế đạt 979.990 nghìn đồng, tương ứng tăng 127,3% so với năm 2012. Có sự tăng liên tục này là do tốc độ tăng của các khoản mục về doanh thu cao hơn so với tốc độ tăng của các

37

khoản mục về chi phí. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Công ty đã và đang thực hiện tốt công tác quản lý các khoản về doanh thu, về chi phí. Sang năm 2013, khoản lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh hơn so với năm 2012 là do ngoài việc thực hiện các chính sách tiết kiệm chi phí đồng bộ giữa các phòng ban, còn là nhờ sự không ngừng nỗ lực, cố gắng của các cán bộ công nhân viên Công ty trong khâu tăng doanh thu bán hàng, kiểm soát giảm thiểu chi phí, chính sách thúc đẩy kinh tế của nhà nước. Chính vì thế, dựa vào những thế mạnh của Công ty và cơ hội đến từ các chính sách của Chính phủ vào việc khôi phục, phát triển nền kinh tế, ban lãnh đạo Công ty đã và đang có những bước đi, chiến lược đúng đắn nhằm nâng cao lợi nhuận, góp phần củng cố uy tín, vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.

Biểu đồ 2.1. Lợi nhuận sau thuế của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: nghìn đồng

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011-2013)

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang ngày càng phát triển, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ nhân viên trong Công ty và đặc biệt là các chiến lược sử dụng tài sản một cách hiệu quả của Công ty. Để tìm hiểu rõ hơn, ta sẽ đi xem xét, phân tích tiếp về thực trạng hiệu quả sử dụng của Công ty Techtraco.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Đầu tư công nghệ và Thương mại TECHTRACO (Trang 31)