giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: nghìn đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011-2013)
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang ngày càng phát triển, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các cán bộ nhân viên trong Công ty và đặc biệt là các chiến lược sử dụng tài sản một cách hiệu quả của Công ty. Để tìm hiểu rõ hơn, ta sẽ đi xem xét, phân tích tiếp về thực trạng hiệu quả sử dụng của Công ty Techtraco.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco và Thương mại Techtraco
2.2.1. Tình hình tài sản của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco Techtraco 0 200000 400000 600000 800000 1000000
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 360317
471112
979990
- Phân tích quy mô và cơ cấu tổng tài sản của Công ty TNHH Techtraco
Để đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty, trước hết ta tìm hiểu thực trạng tài sản của công ty trong những năm qua. Trong quá trình kinh doanh, Công ty đã có những thay đổi về quy mô và tỷ trọng của tài sản và được thể hiện bằng số liệu sau:
Bảng 2.2 – Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Tài sản ngắn hạn 9.745.726 71,46 12.328.361 75,44 14.917.531 75,88 Tài sản dài hạn 3.892.596 28,54 4.012.470 24,56 5.740.598 24,12 Tổng tài sản 13.638.322 100,00 16.340.731 100,00 19.658.129 100,00 ( Nguồn: Bảng CĐKT các năm 2011-2013)
Biều đồ 2.2: Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Techtraco
Đơn vị tính: %
(Nguồn: Bảng CĐKT các năm 2011-2013)
Qua bảng 2.2, cho thấy tổng tài sản có sự tăng dần trong ba năm qua. Năm 2011, tổng tài sản ở mức 13.638.233 nghìn đồng. Sang năm 2012, tổng tài sản tăng thành 16.340.731 nghìn đồng tương ứng tăng 1,19 lần. Tiếp đó năm 2013, tổng tài sản tăng đến mức 19.658.129 nghìn đồng tương ứng 1,2 lần so với năm 2012. Dù trong vài năm gần lại đây nền kinh tế gặp nhiều biến động nhưng việc thị trường ngày càng mở rộng, Chính phủ khuyến khích khoa học- kĩ thuật đặc biệt chú trọng vào việc đổi mới công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao các ngành cơ khí, điện tử, công nghiệp thì đây được coi là một cơ hội để Công ty TNHH Techtraco phát triển hơn với ngành
71.46 75.44 75.88 28,54 24.56 24.12 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
39
nghề kinh doanh chủ yếu là vận chuyển, cung cấp các thiết bị đầu tư thương mại và công nghệ. Chính vì thế, việc tăng trưởng tổng tài sản qua từng năm tại Công ty TNHH Techtraco chứng tỏ đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy vị thế trên thị trường của Công ty ngày càng được củng cố, quan trọng.
Cùng với sự thay đổi về quy mô tài sản, cơ cấu tài sản cũng có sự thay đổi theo. Nhìn vào biểu đồ 2.2, ta thấy trong giai đoạn 2011-2013, tài sản ngắn hạn luôn chiếm phần lớn so với tài sản dài hạn và đang có xu hướng tăng dần. Cụ thể là: Năm 2011, tài sản ngắn hạn đạt 9.745.726 nghìn đồng tương ứng chiếm tỉ trọng 71,46% gấp 2,5 lần so với tài sản dài hạn. Sang đến năm 2012, tài sản ngắn hạn tíếp tục tăng đến 12.328.361 nghìn đồng tương ứng chiếm tỉ trọng 75,44% gấp 2,9 lần so với tài sản dài hạn. Và đến năm 2013, tài sản ngắn hạn là 14.917.531 nghìn đồng tương ứng tỉ trọng 75,88% so với tổng tài sản. Qua phân tích ta thấy rõ, quy mô tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn tài sản dài hạn cho thấy các nguồn thu, kinh doanh của Công ty chủ yếu đến từ tài sản ngắn hạn. Đây là điều hoàn toàn hợp lý. Vì hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là cung cấp, đầu tư các thiết bị, công cụ, máy móc nhập khẩu từ nước ngoài về bán lại cho các doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong nước theo đơn đặt hàng thì hoạt động sản xuẩt sản phẩm của công ty thường là các phụ tùng, linh kiện nhỏ dùng trong cơ khí, công nghiệp không đáng kể. Chính vì thế, các khoản đầu tư tài sản dài hạn cho công ty như dây chuyền, các công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất thì công ty không chú trọng nhìều, mà đến từ các thiết bị, máy móc, linh kiện trong văn phòng.
Tuy vậy, để có thể đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hiệu quả sử dụng tài sản, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của tài sản ngắn hạn cũng như tài sản dài hạn. Qua việc phân tích này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn tác động của từng yếu tố đến hiệu quả chung, đồng thời sẽ là cơ sở để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản thông qua việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
- Phân tích quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Techtraco
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận đặc biệt với đặc thù ngành nghề chính của Công ty là buôn bán theo đơn đặt hàng thì việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn được coi là yếu tố cần thiết và được công ty quan tâm nhiều. Hay chính xác hơn, quy mô và cơ cấu tài sản ngắn hạn có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng của Công ty TNHH Techtraco.
Biểu đồ 2.3 và bảng số liệu 2.3 cho ta thấy cái nhìn tổng quát về cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Techtraco trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013.
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: % (Nguồn: Bảng CĐKT các năm 2011-2013) 15.46 % 54.34 % 29.93 % 0.27% Năm 2011 12.44% 48.60% 34.17% 4.79% Năm 2012 9.60% 52.44% 35.26% 2.70% Năm 2013
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản phải thu Hàng tồn kho
41
Bảng 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Đầu tư Công nghệ và Thương mại Techtraco giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012 Năm 2013 Chênh
lệch 2012- 2011 Chênh lệch 2013- 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 1.506.760 15,46 1.534.116 12,44 1.429.588 9,6 27.356 (104.528) II. Đầu tư tài chính
ngắn hạn - - - - - - - -
III. Các khoản phải
thu ngắn hạn 5.296.134 54,34 5.996.814 48,6 7.825.404 52,44 (700.680) 1.828.590
1. Phải thu của khách
hàng 4.092.451 3.461.373 6.472.201 (631.078) 3.010.828 2. Trả trước cho người bán 1.203.683 1.535.441 1.353.203 331.758 (182.238) IV .Hàng tồn kho 2.917.147 29,93 4.208.154 34,17 5.261.898 35,26 1.291.007 1.053.744 V. Tài sản ngắn hạn khác 25.685 0,27 589.185 4,79 400.641 2,7 563.500 (188.544) Tổng tài sản ngắn hạn 9.745.726 100,00 12.328.261 100,00 14.917.531 100,00 2.582.535 2.589.270 (Nguồn: Bảng CĐKT các năm 2011-2013)
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty TNHH Techtraco có sự biến động trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể là: năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền là 1.506.760 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 15,46% trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Năm 2012 lượng tiền này tăng lên 1.534.116 nghìn đồng, tương ứng tăng 1,8% so với năm 2011. Có sự tăng này là do trong giai đoạn 2011-2012, nền kinh tế vẫn còn trong thời kì khủng hoảng, Công ty chủ yếu thực hiện chính sách dự trữ tiền mặt để có thể đáp ứng ngay cho các nhu cầu về sản xuất kinh doanh, chi phí khi nhập khẩu hàng hóa về tiêu thụ trong nước. Lượng tiền dự trữ nhiều có thể giúp Công ty có lợi trong việc mua thành phẩm của nhà cung cấp từ việc chênh lệch tỷ giá do sụt giá tạm thời. Đồng thời, giúp Công ty tạo được sự uy tín với nhà sản xuất khi đáp ứng kịp thời trong khâu thanh toán. Tuy nhiên, việc dự trữ tiền mặt nhiều sẽ khiến Công ty tăng chi phí dự trữ tiền mặt và làm giảm cơ hội đầu tư tài chính sinh lợi khác.
Vậy nên, sang năm 2013, nhận thấy cơ hội từ nền kinh tế đang hồi phục, lượng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty chỉ còn đạt 1.429.588 nghìn đồng, tương ứng giảm 6,8% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các năm trước, nhận thấy lượng tiền nắm giữ của Công ty lớn, lượng tiền và các khoản tương đương tiền trở nên nhàn rỗi khiến Công ty mất đi một số cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh nên năm 2013, Công ty nên đã quyết định rút lượng lớn tiền mặt gửi tại các ngân hàng nhằm giảm thiểu chi phí dự trữ tiền mặt đồng thời tăng khả năng đầu tư, góp phần nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho Công ty. Điều này chứng tỏ Công ty đã có bước đi khéo léo hơn, không cho tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm quá cao ảnh hưởng tới lợi ích của công ty.
Nhưng nếu xét về tỷ trọng trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tiền và các khoản tương đương tiền vẫn thấp và đang có xu hướng giảm dần là do tỷ trọng các tài khoản khác như các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho tăng nhanh khiến tiền và các khoản tương đương tiền dù có biến động về mặt giá trị nhưng tỷ trọng vẫn giảm liên tục. Trong những năm tới, Công ty cần có thêm nhiều biện pháp làm tăng tỷ trọng của khoản này nhằm đáp ứng tốt khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty với bên nhà cung cấp và luôn có thể ở trong trạng thái làm chủ tài chính, sẵn sàng đầu tư vào các dự án, nguồn tài sản khác nhằm sinh lợi.
Đầu tư tài chính ngắn hạn:
Nhằm đảm bảo lượng tiền dự trữ và nguồn vốn kinh doanh nên Công ty chủ trương tiết kiệm tiền, giảm các khoản chi phí. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế gặp
43
nhiều khó khăn, sàn chứng khoán nhiều biến động, cổ phiếu rớt giá thường xuyên thì Công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào hết.
Các khoản phải thu ngắn hạn:
Qua các năm, Công ty không có khoản phải thu dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 100% các khoản phải thu, đây cũng được coi là nguồn thu kinh doanh chủ yếu của Công ty. Nhìn vào bảng 2.3, từ năm 2011 đến năm 2013, khoản phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Techtraco, tăng dần về mặt giá trị từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là: Năm 2012, khoản phái thu ngắn hạn ở mức 5.996.814 nghìn đồng, tương ứng tăng 13,2% so với năm 2011. Năm 2013, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn là 7.825.404 nghìn đồng, tương ứng tăng 30,5% so với năm 2012.
Để có thể hiểu rõ hơn, ta xem xét cụ thể các khoản phải thu sau:
Bảng 2.4. Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 5.296.134 100,00 5.996.814 100,00 7.825.404 100,00
1. Phải thu của
khách hàng 4.092.451 77,27 4.461.373 74,39 6.472.201 82,7 2. Trả trước cho
người bán 1.203.683 22,73 1.535.441 25,61 1.353.203 17,3
(Nguồn: Bảng CĐKT các năm 2011-2013) + Phải thu của khách hàng:
Khoản phải thu khách hàng là một trong những mục tiêu lớn của Công ty cho biết khả năng, lượng khách hàng tin dùng sản phẩm của Công ty, từ đó góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận. Công tác quản lý khoản phải thu khách hàng là một hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt cao trong chiến lược sản xuất kinh doanh của các ban lãnh đạo Công ty sao cho có thể giữ chân được những khách hàng lâu năm, thu hút thêm những khách hàng tiềm năng khác đồng thời vẫn có thể đảm bảo được khả năng trả nợ của khách hàng. Nhìn vào bảng 2.4, ta thấy khoản phải thu khách hàng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể là: năm 2012, khoản phải thu khách hàng đạt giá trị
4.461.373 nghìn đồng, tương ứng tăng 9,01% so với năm 2011. Có sự tăng nhẹ này nguyên nhân là do trong giai đoạn 2011-2012, nhận thấy nền kinh tế vẫn còn lạm phát tăng, nhiều biến động sẽ dẫn đến việc khách hàng thường xuyên mua chịu. Để hạn chế điều này, đặc biệt đảm bảo trong việc thu hồi được vốn, giảm thiểu rủi ro trong việc trả nợ của khách hàng, Công ty đã thực hiện các chính sách thương mại hợp lý tủy vào quy mô hoạt dộng và độ tin cậy đối với khách hàng. Cụ thể là:
Với khách hàng cá nhân, nhỏ lẻ: Công ty hạn chế cho vay nợ, thường yêu cầu thanh toán ngay tại thời điểm kí kết mua hàng.
Với khách hàng doanh nghiệp, tổ chức mua số lượng lớn: Công ty sử dụng chính sách chiết khấu thanh toán điều khoản 2/10 net 25 có nghĩa là nếu khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày mua hàng thì sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán 2%, còn nếu không thanh toán sớm thì khách hàng có nghĩa vụ trả nợ trong vòng 25 ngày kể từ ngày mua. Chính sách này nhằm giúp Công ty khuyến khích việc thanh toán nợ nhanh của khách hàng, đảm bảo thu hồi được vốn an toàn và đồng thời giảm bớt phí tổn thu nợ cũng như rủi ro nợ khó đòi cho Công ty.
Chính vì thế, trong giai đoạn này, khoản phải thu khách hàng chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, Công ty cũng cần điều chỉnh, nới lỏng lại các chính sách tín dụng thương mại vì nếu áp dụng quá chặt sẽ gây mất thiện cảm trong mắt khách hàng, đối tác kinh doanh. Đặc biệt, với chính sách chiết khấu thanh toán, Công ty cần tính toán lại khoản chiết khấu hợp lý để tránh ảnh hưởng tới doanh thu, gia hạn thêm thời gian trả nợ để thu hút được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh hơn nữa.
Sang giai đoạn 2012-2013, khoản phải thu khách hàng có sự tăng mạnh khi đạt mức 6.472.201 nghìn đồng, tương ứng tăng 45,07% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 82,7% trong cơ cấu các khoản phải thu của Công ty. Có sự tăng đột ngột này vì trong năm 2013, nhờ vào các chính sách thúc đẩy của Chính phủ, nền kinh tế dần có bước phục hồi, phát triển công nghệ hóa, hiện đại hóa đất nước, tập trung vào các ngành cơ khí, công nghiệp. Nên sang năm 2013, bằng nhiều chiến lược và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên, Công ty bắt đầu kí kết, có nhiều hợp đồng lớn với lượng khách hàng yêu cầu Công ty cung cấp sản phẩm ngày càng tăng đồng thời với việc yêu cầu Công ty cho thanh toán trả chậm cũng tăng theo. Bên cạnh đó, thị trường kinh tế mở rộng cũng khiến Công ty có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành trên thị trường, vì vậy, việc thực hiện các yêu cầu thanh toán trả chậm, cho khách hàng nợ trở thành một biện pháp tối ưu để Công ty thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, việc thanh toán trả chậm có thể dẫn đến rủi ro trong khâu thu nhập của Công ty. Nếu khách hàng không tiến hành thanh toán nợ, Công ty sẽ phải gánh chịu tổn thất do
45
nợ xấu. Do đó, Công ty cần có những biện pháp thiết yếu nhằm đưa khoản phải thu khách hàng vào trong tầm kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Công tác thu hồi nợ cần được đẩy mạnh để có thể thu hồi vốn về trong thời gian cho phép.
+ Trả trước cho người bán:
Có sự biến động từ năm 2011 đến năm 2013 của Công ty. Cụ thể là: trong giai đoạn 2011-2012, khoản trả trước cho người bán tăng 331.758 nghìn đồng, tương ứng tăng 27,56% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, Công ty hạn chế các khoản phải thu khách hàng mà tập trung trả nợ cho các đối tác kinh doanh để tránh