Thương mại Techtraco
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu đánh giá khả nảng sử dụng TSNH của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012- 2011 Chênh lệch 2013- 2012
1. Doanh thu thuần Tr.đồng 8.521 9.016 13.425 495 4.409
2. Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 360 411 979 51 568
3. Tổng TSNH Tr.đồng 9.745 12.328 14.917 2.583 2.589
Hiệu suất sử dụng
TSNH Lần 0,8 0,73 0,89 (0,07) 0,16
Tỷ suất sinh lời
TSNH % 3,7 3,3 6,5 (0,4) 3,2
Thời gian quay vòng
TSNH Ngày 450 493 404 43 (89)
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011-2013 của Công ty TNHH Techtraco)
- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (vòng quay tài sản ngắn hạn)
Là chỉ tiêu cho biết 1 đồng tài sản ngắn hạn được đưa vào sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty càng tốt và có sự biến động trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể là:
Năm 2011, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn đạt mức 0,8 lần tức là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn được Công ty đưa vào sử dụng sẽ thu về 0,8 đồng doanh thu thuần.
Sang năm 2012, chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,73 lần, tương ứng giảm 0,07 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần chỉ ở mức 5,8% vì Công ty thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng khiến lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm không tăng nhiều. Tuy nhiên, lại có sự gia tăng mạnh mẽ của lượng hàng tồn kho vì Công ty muốn dự trữ sẵn hàng hóa trong giai đoạn lạm phát, có thể cung cấp nhanh cho khách hàng sản phẩm tiêu thụ hơn các đối thủ cạnh tranh khác khiến tổng tài sản ngắn hạn của Công ty có tốc độ tăng mạnh là 26,5% so với năm 2011 dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty bị giảm.
Sang năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty đạt mức 0,89 lần, tương ứng tăng 0,16 lần so với năm 2012. Có sự gia tăng này là do trong năm 2013, nền kinh tế có xu hướng tốt lên, Công ty thực hiện thêm nhiều chinh sách thu hút khách hàng như: nới lỏng tín dụng khi cho khách hàng vay, gia hạn thêm thời gian trả nợ, tăng lượng hàng tồn kho để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng… khiến lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm trong năm nhiều hơn góp phần làm doanh thu thuần có tốc độ tăng mạnh là 48,9% so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 21% dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn trong năm 2013 cũng tăng theo.
Nhìn chung, mặc dù chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty từ năm 2011 đến năm 2013 đang có sự thay đổi tăng dần, tuy nhiên vẫn ở mức thấp hơn 1 cho thấy công tác quản lý tài sản ngắn hạn của Công ty chưa thực sự tốt nguyên nhân cũng là do sự bất ổn của kinh tế những năm gần đây và các chính sách áp dụng vẫn chưa ổn định được doanh thu thu về. Công ty cần điều chỉnh lại các biện pháp, chính sách này để giúp doanh nghiệp ổn định lại chỉ tiêu và đồng thời tăng khả năng chính xác cho việc dự báo doanh thu cho những năm tiếp theo.
- Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng tài sản ngắn hạn đưa vào sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho công ty. Qua bảng 2.7, ta thấy chỉ tiêu này có sự tăng giảm trong giai đoạn 2011-2013 phù hợp với sự biến động của hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. Cụ thể là:
Năm 2011, tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn đạt 3,7% nghĩa là 100 đồng tài sản ngắn hạn được đưa vào sử dụng tạo ra 3,7 đồng lợi nhuận sau thuế cho Công ty. Năm 2012, chỉ tiêu này đạt 3,3%, tương ứng giảm 0,4% so với năm 2011. Có sự giảm này là do mặc dù Công ty đã áp đụng các chính sách giảm thiểu chi phí, đảm bảo lợi nhuận tăng nhưng chỉ tăng nhẹ với tốc độ 14,16% quá chênh lệch so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 26,5% khiến chỉ tiêu giảm mạnh.
Nhận thấy điểm bất lợi này, sang năm 2013, tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn đã đạt 6,5%, tương ứng tăng 3,2% so với năm 2012 là do cùng với việc hồi phục của
57
thị trường kinh tế, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên Công ty đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác quản lý, bán hàng. Bên cạnh việc cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết, Công ty dần kí kết thêm nhiều hợp đồng làm ăn, cung cấp sản phẩm khiến lợi nhuận sau thuế của Công ty có tốc độ tăng mạnh 138,1% so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 21%. Điều này chứng tỏ, công tác thực hiện quản lý tài sản ngắn hạn của Công ty đang có những bước chuyển biến tốt, giúp Công ty tạo được lợi nhuận cao qua từng năm.
- Thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn:
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2013 số tài sản ngắn hạn của Công ty bỏ ra và thu hồi về có tốc độ chậm, trung bình hơn 1 năm , số tài sản ngắn hạn bỏ ra có thể thu hồi về và tiếp tục tham gia đầu tư vào các dự án tiếp theo. Cụ thể là: năm 2011, thời gian quay vòng vốn là 450 ngày, có nghĩa trong năm 2011 sau 450 ngày thì lượng tài sản ngắn hạn tham gia đầu tư vào dự án có thể thu hồi và có thể tiếp tục tham gia đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác. Năm 2012, thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn là 493 ngày, tăng 43 ngày so với năm 2011 do số vòng quay tài sản ngắn hạn giảm 0,07 vòng so với năm 2011. Năm 2013, thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn là 404 ngày, giảm 89 ngày so với năm 2012 do số vòng quay tài sản ngắn hạn tăng 0,16 vòng so với năm 2012. Tóm lại, do sự ảnh hưởng của số vòng quay tài sản ngắn hạn mà thời gian quay vòng tài sản ngắn hạn của Công ty cũng trở lên biến động thất thường.
Để phân tích cụ thể và rõ nét hơn về hiệu quả quản lý tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Techtraco, ta xem xét tiếp các chỉ tiêu sau:
- Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán:
Biểu đồ 2.6. Các chỉ tiêu đánh giả khả năng thanh toán của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: lần
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011-2013)
3.24 2.5 2.34 2.27 1.65 1.51 0.5 0.31 0.22 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty TNHH Techtraco giai đoạn 2011-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2011-2012 Chênh lệch 2012-2013 1. Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 9.745 12.328 14.917 2.583 2.589 2. HTK Tr.đồng 2.917 4.208 5.261 1.291 1.053 3. Tiền và khoản
tương đương tiền Tr.đồng 1.506 1.534 1.429 0.028 (105) 4. Nợ ngắn hạn Tr.đồng 3.008 4.919 6.380 1.991 1.461 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 3,24 2,5 2,34 (0,74) (0,16) Khả năng thanh toán nhanh Lần 2,27 1,65 1,51 (0,62) (0,14) Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,5 0,31 0,22 (0,19) (0,09)
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2011-2013) + Khả năng thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán các khoản phải trả. Khả năng thanh toán hiện hành của công ty giảm dần qua các năm cho thấy công tác quản lý nợ ngắn hạn của Công ty chưa tốt. Cụ thể là:
Năm 2011, Công ty có khả năng thanh toán hiện hành là 3,24 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bởi 3,24 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2012, chỉ tiêu này chỉ đạt 2,5 lần, tương ứng giảm 0,74 lần so với năm 2011. Sang đến năm 2013, khả năng thanh toán hiện hành của Công ty tiếp tục giảm xuống mức 2,34 lần, tương ứng giảm 0,16 lần so với năm 2012.
Nguyên nhân hệ số này giảm dần qua các năm là vì do nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn phục hồi, có bước chuyển minh về công nghệ hóa, hiện đại hóa. Chính vì thế, nhận thấy lợi thế kinh doanh, Công ty đã vay thêm vốn từ ngân hàng nhằm mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời các khoản như: phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao động,... cũng tăng theo, Bên cạnh đấy, do khách hàng chậm thanh toán cũng khiến Công ty không có sẵn tiền để thanh toán các khoản tín dụng thương mại với nhà cung cấp. Từ các nguyên nhân trên đã dẫn đến việc gia tăng khoản muc nợ ngắn hạn cao và nhanh hơn so với việc tăng
59
của tài sản ngắn hạn của Công ty. Cụ thể, Năm 2012 tổng tài sản ngắn hạn chỉ tăng 26,5%, trong khi đó tổng nợ ngắn hạn của công ty tăng đến 63,51%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng tài sản ngắn hạn là 37,01% nên năm 2012 hệ số thanh toán hiện hành của Công ty giảm 0,74 lần. Đến năm 2013, tốc độ tăng tổng nợ ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng tài sản ngắn hạn, nhưng không nhiều khi chỉ cao hơn 8,7% nên tại năm này hệ số thanh toán hiện hành giảm nhẹ ở mức 0,16 lần so với năm 2012.
Nhìn chung, mặc dù hệ số thanh toán hiện hành của Công ty có xu hướng giảm nhưng luôn ở mức lớn hơn 1 cho thấy sự đảm bảo trông khả năng thanh toán với đối tác, sự uy tín, tin tưởng của các nhà đầu tư vào Công ty. Đồng thời chứng tỏ giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn hay tài sản ngắn hạn luôn được Công ty giữu ở mức đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tuy nhiên, hệ số thanh toán hiện hành chỉ mang tính chất thời điểm, không phản ánh được cả một giai đoạn hoạt động nên Công ty cần xem xét hệ số này thường xuyên. Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng đến công tác quản lý tài sản ngắn hạn tốt sao cho có thể đảm bảo khả năng thanh toán hiện hành, uy tín cho Công ty.
+ Khả năng thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này cho biết việc Công ty có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả mà không cần có hàng tồn kho. Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.6, ta thấy khả năng thanh toán nhanh giảm dần trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể là:
Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh của Công ty đạt 2,27 lần có nghĩa là nếu không có hàng tồn kho thì Công ty có thể sử dụng 2.27 đồng tài sản ngắn hạn để trả cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Sang năm 2012, hệ số thanh toán nhanh đạt 1,65 lần, tương ứng giảm mạnh 0,62 lần so với năm 2011. Có sự giảm này là do năm 2012, lượng hàng tồn kho của Công ty tăng lên đột ngột với tốc độ 44,25% so với năm 2011 nên khi thanh toán khoản nợ ngắn hạn mà không bao gồm hàng tồn kho thì số tiền đảm bảo đồng nợ ngắn hạn sẽ giảm mạnh. Sang năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục giảm khi đạt 1,51 lần, tương ứng giảm 0,14 lần so với năm 2012. Chỉ tiêu này giảm nhẹ là xuất phát từ việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều trong năm 2012 nên sang năm 2013, Công ty chỉ tăng lượng hàng tồn kho với tốc độ là 25,01%.
Khả năng thanh toán nhanh giảm liên tục là từ việc lượng hàng tồn kho tăng nhanh so với sự tăng của tài sản ngắn hạn khiến cho việc đảm bảo nợ ngắn hạn khi không có hàng tồn kho sẽ đột ngột giảm theo. Vì vậy Công ty nên cân đối lại lượng hàng tồn kho để cải thiện hệ số này trong những năm tới.
Tuy nhiên, giá trị hệ số này luôn lớn hơn 1 và được duy trì ở mức cao cho thấy khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn nhanh hơn giá trị các khoản nợ ngắn hạn. Công ty có thể sử dụng ngay tài sản ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả mà không phải chịu bất kì áp lực nào từ chủ nợ. Ngoài ra khi so sánh hệ số thanh toán nhanh với hệ số thanh toán hiện hành, ta thấy sự chênh lệch không quá nhiều có nghĩa là tài sản ngắn hạn không phụ thuộc nhiều vào hàng tồn kho hay tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối cao. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng tài chính lành mạnh của Công ty.
+ Khả năng thanh toán tức thời
Là hệ số phản ánh mức độ cao nhất khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ khi bị chủ nợ yêu cầu thanh toán ngay lập tức. Do lượng dự trữ tiền mặt sẵn có tại Công ty không cao, tiền và các khoản tương đương tiền luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nợ phải trả nên trong giai đoạn 2011-2013, giá trị hệ số này luôn nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm dần. Cụ thể là:
Năm 2011, hệ số thanh toán tức thời cao nhất là 0,5 lần có nghĩa một đồng nợ ngắn hạn của Công ty được đảm bảo bởi 0,5 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2012, chỉ tiêu này chỉ đạt 0,31 lần, tương ứng giảm mạnh 0,19 lần so với năm 2011. Và năm 2013, hệ số thanh toán tức thời là thấp nhất với 0,22 lần, tương ứng giảm 0,09 lần so với năm trước hay lúc này, một đồng nợ ngắn hạn của Công ty chỉ được đảm bảo bởi 0,22 đồng tiền và các khoản tương đương tiền.
Nguyên nhân của sự giảm hệ số này liên tục là do năm 2012, lượng tiền và các khoản tương đương tiền chỉ tăng nhẹ ở mức 1,8%, trong khi tổng nợ ngắn hạn lại tăng lên 63,5% so với năm 2011. Chính vì sự chênh lệch quá lớn về tốc độ tăng này đã dẫn đến sự giảm mạnh của khả năng thanh toán tức thời trong giai đoạn 2011-2012. Đến năm 2013 tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm do chính sách hạn chế dự trữ tiền mặt để mang lượng tiền nhàn rỗi đi đầu tư của Công ty khiến khoản mục này giảm 6,8% so với năm 2012 trong khi tổng nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng với tốc độ 29,1% khiến hệ số này tiếp tục giảm trong giai đoạn 2012-2013.
Nhìn chung, hệ số thanh toán tức thời của Công ty khá thấp khi giá trị luôn nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ của Công ty chưa có hiệu quả, làm Công ty mất thêm nhiều thời gian để đáp ứng các khoản nợ. Chính vì thế, Công ty cần xem xét lại các khoản nợ ngắn hạn cũng như lượng tiền và các khoản tương đương tiền dự trữ để nâng cao hệ số này, tránh rủi ro trong việc thanh toán gấp.
Qua việc xem xét, phân tích ba chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán trong giai đoạn 2011-2013 của Công ty TNHH Techtraco, ta có thể thấy ban lãnh đạo Công ty
61
đang duy trì chính sách quản lý thận trọng khi đa phần để các khả năng thanh toán ở mức an toàn, đảm bảo về mặt tài chính cho Công ty. Tuy nhiên, Công ty cũng cần xem lại hướng đi hoạt động, điều chỉnh lại cơ cấu tài sản ngắn hạn cũng như không nên để các khoản nợ ngắn hạn tăng nhanh nhằm tránh việc khả năng thanh toán của Công ty ngày càng giảm, gây ảnh hưởng không tốt tới tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai.
- Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt động
Là các hệ số đo lường khả năng hoạt động của Công ty. Để nâng cao hệ số hoạt động, ban lãnh đạo phải biết những tài sản nào chưa sử dụng, không sử dụng hoặc