HIỆU VIFA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TÔN MẠ MÀU VIỆT-PHÁP
2.1. Khái quát về Công ty CP Tôn mạ màu Việt-Pháp
Tên : Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Việt-Pháp Tên tiếng Anh : Vifa Coating Join Stock Company Tên thương mại : Vifa
Năm thành lập : 2004
Trụ sở chính : Khu công nghiệp Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Tôn mạ màu Việt-Pháp Việt-Pháp
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng, tạo bộ mặt mới cho đất nước. Các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp được xây dựng khắp nơi, các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm và đầu tư vào Việt Nam. Thành phố Hải Phòng - với những lợi thế sẵn có, là đô thị trung tâm cấp Quốc gia có hệ thống cảng biển và giao thông thuận lợi, là một cực kinh tế quan trọng của tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh – đã được chọn để xây dựng những nhà máy sản xuất phôi thép và thép xây dựng hàng đầu Việt Nam.
- Năm 1999: Nắm bắt được nhu cầu và xu thế phát triển của vật liệu mới và nhận thấy Việt Nam là một thị trường lớn, đầy tiềm năng còn bỏ ngỏ nên Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng đã trình lên Bộ xây dựng xin đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy mạ, sơn màu thép lá cuộn” với công suất 50.000 tấn sản phẩm/năm. Đây là dự án sản suất sản phẩm thép mạ, sơn màu đầu tiên của ngành xây dựng. Dự án được Bộ Xây dựng phê duyệt vào năm 2000.
- Năm 2002: Nhà máy được đầu tư xây dựng với số vốn 20 triệu Euro trên khuôn viên 5,3 ha tại khu công nghiệp Đông Hải - Hải An - Hải Phòng, cạnh quốc lộ 5 hướng Hải Phòng - Hà Nội và đường ra cảng Đình Vũ.
- Năm 2004: Sau khi đã được thông qua theo công văn pháp luật, Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng quyết định điều chỉnh thành lập Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Việt- Pháp trên cơ sở dự án đầu tư “Nhà máy mạ, sơn màu thép lá cuộn” và trên cơ sở tham gia góp vốn điều lệ của Tổng công ty, các đơn vị khác cũng như các đơn vị khác ngoài Tổng công ty. Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Việt Pháp (tên thương mại: Vifa) chính thức ra đời và đi vào hoạt động từ tháng 10/2004.
- Năm 2007: Vifa hoàn thành thủ tục chuyển giao, chính thức trở thành thành viên trực thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, có vốn cổ phần Nhà nước.