Thiếu hụt hoc
mon Sau 03 tháng Sau 01 năm
Chúng tôi 2014 TSH 5,7% 5,7% 12,5 % ACTH 8,5% 7,1% 8,1 % FSH/LH 17,1% 11,4% 24,1% GH 22,8% 20% 0 % Suy ít nhất 1 trục 32,8% 22,2% 35,2%
Đây là nghiên cứu theo d i các bệnh nhân CTSN giai đoạn 3 và 12 tháng, không khảo sát giai đọan cấp giống nghiên cứu chúng tôi. Tỷ lệ suy tuyến yên tương đương nhau ở hai giai đoạn và thấp hơn nghiên cứu chúng tôi. Tương tự nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết các trường hợp suy tuyến yên giai đoạn cấp CTSN đều hồi phục, một số ít trở nên mạn tính, còn lại đa số đều là những ca mới xuất hiện sau 12 tháng.
Một nghiên cứu tương tự của tác giả Schneider và cộng sự năm
2006 khảo sát 78 bệnh nhân chấn thương sọ não có Glasgow từ 3 - 15 điểm, 52 nam, tuổi trung bình 36 tuổi [85]. Bệnh nhân được đánh giá chức năng tuyến yên tại thời điểm 03 tháng và 06 tháng sau chấn thương sọ não. Kết quả suy ít nhất 1 trục tuyến yên chiếm 56% tại thời điểm 03 tháng và 36% tại thời điểm 06 tháng.
Tỷ lệ suy thượng thận thứ phát sau 06 tháng trong nghiên cứu của tác giả tương đương chúng tôi (9% so với chúng tôi là 8,1%). Tỷ lệ suy giáp thứ phát thấp hơn chúng tôi (3% so với 12,5%). Nghiên cứu sử dụng nghiệm pháp động giống chúng tôi; bệnh nhân được làm nghiệm pháp synacthen 250µg, đo cortisol thời điểm 0 và 30 phút sau tiêm ACTH. Suy sinh dục tại thời điểm 03 tháng có liên quan với mức độ nặng của chấn thương sọ não (đánh giá qua thang điểm Glasgow lúc chấn thương).
Một nghiên cứu khác của tác giả Klose và cộng sự năm 2007, nghiên cứu cắt ngang 104 bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn 13 tháng sau chấn thương, Glasgow lúc nhập viện 3 - 15 điểm [59]. Tác giả dùng nghiệm pháp hạ đường huyết trong 86% các trường hợp; nghiệm pháp arginine – GHRH và synacthen trong 14% các trường hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy suy tuyến yên 15%; 9,6% suy 1 trục; 3,8% suy 2 trục và 1,9% suy > 2 trục. Tỷ lệ suy giáp, thượng thận, sinh dục thứ phát và thiếu GH lần lượt là: 2%, 5%, 2% và 15%. Suy tuyến yên liên quan đến mức độ nặng chấn thương (OR 10,1; p =0,004).
Tác giả Bondenalli năm 2007 nghiên cứu 72 bệnh nhân có Glasgow lúc chấn thương từ 3 - 9 điểm, khảo sát chức năng tuyến yên giai đoạn 6 – 12 tháng sau chấn thương, tuổi trung bình 37 tuổi [28]. Tỷ lệ thiếu hụt TSH, ACTH, FSH/LH và GH lần lượt là 4%, 4%, 13,9% và 13,9%. Kết quả cho thấy chấn thương sọ não nặng là yếu tố nguy cơ của suy tuyến yên giống với các nghiên cứu của tác giả khác là Bondenalli năm 2004, Kelly năm 2000 và Klose 2007 [24],[56],[59]. Kết quả này khác với chúng tôi, suy tuyến yên giai đoạn 06 tháng sau chấn thương sọ não liên quan không có ý nghĩa thống kê với điểm Glasgow giai đoạn cấp CTSN.
Nghiên cứu của tác giả Bavisety năm 2008 trên 70 bệnh nhân chấn thương sọ não, tuổi trung bình 32, Glasgow 3-15 điểm, 81% là nam giới [29]. Nghiên cứu khảo sát chức năng tuyến yên tại thời điểm từ 6 đến 9 tháng sau chấn thương sọ não; tỷ lệ suy tuyến yên 20%. Thiếu hụt GH liên quan đến các di chứng chấn thương sọ não, tàn tật và giảm chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu của Wachter năm 2009 có số lượng mất dấu khá cao.
Trong số 171 bệnh nhân chỉ có 55 bệnh nhân đồng ý quay lại tái khám và tham gia nghiên cứu (mất dấu 68%) [106]. Tỷ lệ tái khám thấp hơn nghiên
cứu chúng tôi khá nhiều, nghiên cứu chúng tôi cho thấy trong số 156 bệnh nhân có 15 bệnh nhân không tái khám (tỷ lệ mất dấu 9,6%).
Nghiên cứu của tác giả Kokshoorn ở Hà Lan năm 2011 trên 112
bệnh nhân chấn thương sọ não có tiền căn chấn thương sọ não > 01 năm, Glasgow lúc nhập viện 3 – 15 điểm, 75 bệnh nhân nam, tuổi trung bình 48 [62]. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy tuyến yên 5,4% (6 bệnh nhân), 3 bệnh nhân thiếu GH, 2 bệnh nhân thiếu ACTH và 01 bệnh nhân suy sinh dục thứ phát. Tỷ lệ suy tuyến yên trong nghiên cứu này khá thấp vì có đến 57% bệnh nhân chấn thương mức độ nhẹ.
Ngược lại, nghiên cứu của tác giả Kozlowski 2012 trên 55 bệnh
nhân chấn thương mức độ nặng, tuổi trung bình 36 tuổi, nam giới chiếm 84%, thời gian khảo sát > 01 năm sau chấn thương sọ não [63]. Kết quả có đến 69% bệnh nhân suy ít nhất một trục tuyến yên, tỷ lệ thiếu TSH, ACTH, FSH/LH và GH là 21,8%, 27,3%, 3,6% và 40%. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan không có ý nghĩa thống kê giữa mức độ chấn thương và tỷ lệ suy tuyến yên sau 01 năm chấn thương. Kết quả này giống với chúng tôi, suy tuyến yên giai đoạn 06 tháng sau chấn thương sọ não liên quan không có ý nghĩa thống kê với điểm Glasgow giai đoạn cấp CTSN. Tỷ lệ suy tuyến yên của của nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu chúng tôi và các nghiên cứu khác có thể do tất cả bệnh nhân đều có mức độ chấn thương nặng. Về tiêu chí chẩn đoán suy tuyến yên cũng tương tự nghiên cứu chúng tôi, chỉ có khác là tác giả sử dụng nghiệm pháp hạ đường huyết và arginine – GHRH để đánh giá suy thượng thận thứ phát và thiếu GH.
Một nghiên cứu khác năm 2013 của tác giả Rosario ER [102] cũng cho thấy tỷ lệ suy tuyến yên khá cao giống nghiên cứu của tác giả Kozlowski [63]. Đây là nghiên cứu trên 59 nam bệnh nhân chấn thương sọ não, tuổi ≥ 16, thời gian khảo sát chức năng tuyến yên sau 06 tháng chấn
thương. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy tuyến yên 70%, tỷ lệ thiếu TSH, FSH/LH và GH là 46%, 66% và 26%. Nghiên cứu cũng cho thấy suy tuyến yên gặp nhiều ở bệnh nhân có mức độ di chứng nặng sau CTSN và nồng độ IGF1 có liên quan đến mức độ hồi phục sau chấn thương. Kết quả này giống với nghiên cứu chúng tôi, suy tuyến yên giai đoạn 06 tháng sau CTSN gặp chủ yếu ở bệnh nhân di chứng sống thực vật và tàn phế mức độ nặng.
Một nghiên cứu được xem là có cỡ mẫu lớn nhất cho đến nay là
một nghiên cứu ở Đức năm 2011 [91]. Tuy nhiên đây là nghiên cứu hồi cứu trên 825 bệnh nhân từ 13 trung tâm ở Đức. Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân sống sót sau chấn thương sọ não nhiều tháng hay nhiều năm, có Glasgow trung bình lúc chấn thương là 13, tuổi trung bình 45 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ suy tuyến yên ở đối tượng chấn thương < 5 tháng là 39% và ở đối tượng chấn thương > 5 tháng là 38%. Hơn 1/3 các trường hợp sống sót sau chấn thương bị suy tuyến yên và tỷ lệ gần như nhau ở đối tượng chấn thương trước hay sau 5 tháng.
Suy tuyến yên sau chấn thương sọ não là vấn đề mới của y học, trước năm 2000 chỉ có một số nghiên cứu nhỏ lẻ, cỡ mẫu nhỏ. Sau năm 2000 giới y học quan tâm nhiều hơn và suy tuyến yên sau chấn thương sọ não không còn được xem là biến chứng hiếm gặp mà là biến chứng phổ biến với tỷ lệ cao. Có thể tóm tắt các nghiên cứu đã thực hiện trong thời gian qua cho đến nay bằng bảng sau: