So sánh tỷ lệ suy tuyến yên giai đoạn 12 tháng của Tanriverdi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ cortisol máu, hoc mon tăng trưởng, hoc mon tuyến giáp và hoc mon tuyến sinh dục ở bệnh nhân chấn thương sọ não (Trang 95)

Thiếu hụt hoc mon Tanriverdi 2006 (n = 52) Chúng tôi 2014 (n = 88)

TSH 5,8% 12,5%

ACTH 19,2% 8,1%

FSH/LH 7,7% 24,1%

GH 37,7% 0%

Tỷ lệ suy giáp thứ phát và suy sinh dục thứ phát của nghiên cứu chúng tôi cao hơn của tác giả Tanriverdi [96] có thể là do khác nhau về thời gian khảo sát (01 năm sau chấn thương sọ não so với 06 tháng của chúng tôi) và mức độ chấn thương của các đối tượng nghiên cứu chúng tôi nặng hơn; 60% bệnh nhân trong nghiên cứu của Tanriverdi có mức độ nhẹ trong khi trong nghiên cứu chúng tôi không có bệnh nhân mức độ nhẹ. Về tiêu chí chẩn đoán, suy giáp thứ phát và suy sinh dục thứ phát giống nhau giữa hai nghiên cứu; ngược lại tỷ lệ suy thượng thận thứ phát và giảm hoc mon tăng trưởng trong nghiên cứu của tác giả Tanriverdi cao hơn nghiên cứu chúng tôi (19,2%, 37,7% so với 8,1% và 0% của nghiên cứu chúng tôi), sự khác nhau này chủ yếu là do khác nhau về tiêu chí chẩn đoán.

Tác giả sử dụng nghiệm pháp GHRH để đánh giá thiếu hụt GH và nghiệm pháp synacthen liều thấp 1µg hoặc cortisol < 70 ng/mL để đánh giá thiếu hụt ACTH. Nghiên cứu chúng tôi chỉ đo tĩnh IGF1 để chẩn đoán thiếu hụt GH vì ở Việt Nam không thể sử dụng nghiệm pháp động GHRH hoặc glucagon do không có thuốc, trong khi nghiệm pháp hạ đường huyết bằng insulin bị chống chỉ định ở bệnh nhân CTSN sau 06 tháng. Ngoài ra, trong giai đoạn di chứng sau chấn thương sọ não, không cần thiết phải làm nghiệm

pháp động để chẩn đoán thiếu hụt GH trong trường hợp thiếu hụt các hoc mon tuyến yên khác, nghiệm pháp động chỉ thực hiện 6 – 12 tháng sau khi đã bù đủ các hoc mon tuyến yên thiếu hụt [48],[90]

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết các trường hợp suy tuyến yên giai đoạn cấp đều hồi phục. Tương tự nghiên cứu của tác giả Fatih Tanriverdi [96] cho thấy các rối loạn hoc mon giai đoạn cấp đa số đều thoáng qua và không tiên đoán được tình trạng suy tuyến yên trong tương lai. Cơ chế tại sao các rối loạn hoc mon tuyến yên hồi phục hay xuất hiện mới sau chấn thương sọ não vẫn chưa r . Tình trạng hồi phục có thể được giải thích bằng việc bù trừ của vùng hạ đồi – tuyến yên sau chấn thương [30]. Cơ chế giải thích sự xuất hiện mới các trường hợp suy tuyến yên sau chấn thương sọ não là các tổn thương tuyến yên sẽ trầm trọng hơn theo thời gian [8].

 Một nghiên cứu khác của tác giả Agha năm 2005 trên 50 bệnh

nhân chấn thương sọ não, đây là nghiên cứu theo d i tiếp theo các đối tượng của nghiên cứu khảo sát trong giai đoạn cấp của chính tác giả đã công bố năm 2004 [9]. Nghiên cứu khảo sát chức năng tuyến yên giai đoạn cấp, sau 06 tháng và 12 tháng. Tuổi trung bình 35 tuổi, 38 bệnh nhân nam. Nghiên cứu này có kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ cortisol máu, hoc mon tăng trưởng, hoc mon tuyến giáp và hoc mon tuyến sinh dục ở bệnh nhân chấn thương sọ não (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)