Những nguyên tắc của IPM

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại điều (Trang 50)

Không thể tiêu diệt hết các cơ thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì mật số của chúng ở dƣới mức gây hại kinh tế.

Không thể quan niệm IPM là một “quy trình in sẵn” để áp dụng trong mọi trƣờng hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà cần coi đó nhƣ là một nguyên tắc thực hiện trong mỗi tình huống cụ thể.

Những biện pháp có thể áp dụng trong IPM rất đa dạng và phong phú và ngày càng đƣợc đƣa ra sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Nguyên tắc chung của biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại điều:

- Theo dõi thƣờng xuyên để có thể phát hiện và dự báo tình hình sâu bệnh hại trƣớc khi phát sinh thành dịch.

- “Phòng” là chủ yếu, “trừ’ là quan trọng. - Sử dụng nhiều biện pháp xen kẻ nhau.

4. Các biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp 4.1 Giống

Sử dụng giống trồng là những cây ghép với đặc tính sớm mang trái, năng suất cao, khả năng thích nghi rộng đã đƣợc bộ NN&PTNT công nhận. Ví dụ nhƣ DDH 66-14, DDH 67-15, PN1, MH 4/5, MH5/4, ES04, BD01…

Để có một cây con khỏe đủ điều kiện xuất vƣờn để đem đi trồng thì càn lƣu ý đám bảo đúng yêu cầu kỹ thuật từ trong vƣờn ƣơm:

Hạt giống trƣớc khi gieo ƣơm phải đƣợc xử lý bằng nƣớc ấm (2 sôi 3 lạnh, nhiệt độ khoảng 52-55oC) hay bằng một số loại thuốc trừ nấm nhƣ Benomyl, Mancozeb, Rovral.

Đất gieo hạt hoặc đất làm ruột bầu cũng phải đƣợc xử lý bằng thuốc trừ nấm, dùng bạt nilon che kín 10 ngày sau đó dở bạt trộn đều đất trƣớc khi đóng bầu 3 ngày.

Xây dựng vƣờn ƣơm nơi khô ráo, thoáng mát. Đảm bào mật độ gieo vừa phải.

Nguồn nƣớc tƣới cho vƣờn ƣơm phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm.

Cây làm gốc ghép và cành ghép phải sạch sâu bệnh và sinh trƣởng khỏe mạnh.

4.2 Biện pháp canh tác * Vệ sinh đồng ruộng * Vệ sinh đồng ruộng

- Làm cỏ để vƣờn thông thoáng , giảm ẩm độ cũng nhƣ phá huỷ nơi trú ẩn của sâu bệnh hại.

Hình 3.1: Làm cỏ điều

- Đối với những vƣờn không bị sâu bệnh thì có thể ủ tàn dƣ để làm phân bón.

Hình 3.2: Thu gom tàn dư

- Đối với vƣờn bị sâu bệnh phá hại cần cắt bỏ cành bị hại nhƣ mọt đục quả, mọt đục cành, rệp sáp hại quả, nấm hồng.. cần thu gom tàn dƣ và tiêu huỷ.

Hình 3.3: Đốt tàn dư thực vật

* Luân canh và xen canh

 Luân canh: Khi chọn lựa cây trồng trong công thức luân canh cần lƣu ý không chọn những cây có cùng đối tƣợng gây hại của sâu bệnh điều thì biện pháp luân canh mới có hiệu quả.

 Xen canh: Có thể trồng xen các cây đậu phộng, đậu xanh, đậu đen, bắp, bông vải, khoai mỳ… trong vƣờn điều để giảm cỏ dại. Tuy nhiên không nên trồng đậu đũa vì cây đậu đũa hấp dẫn bọ xít muỗi, là sâu hại chính của cây điều. Lƣu ý, khi trồng xen cần cách mép tán cây điều 1m.

* Trồng cây chắn gió

 Giảm sự lây lan của nguồn bệnh.

Giảm tác hại của gió: gió mạnh sẽ làm cây dễ bị vết thƣơng do cọ sát, cây bị gãy cánh hoặc bật gốc.

* Thực hiện tốt các quy trình trồng trọt

 Thời vụ trồng: trồng đúng thời vụ để giúp cây sinh trƣởng phát triển tốt, bộ rế phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi và sâu bệnh hại.

 Mật độ trồng hợp lý nhằm tạo điều kiện để cây sinh trƣởng phát triển tốt, phát huy đặc tính giống, vƣờn thông thoáng…giúp công tác điều tra cũng nhƣ chăm sóc cây dễ dàng đồng thời giảm thiểu sự tác hại của sâu bệnh hại.

Hình 3.4: Trồng cây chắn gió

Thu hoạch kịp thời: Đây là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất. Thu hoạch kịp thời giúp đảm bảo năng suất và chất lƣợng hạt

4.2 Biện pháp vật lý, cơ giới

Dùng nhân lực để bắt giết dịch hại: Có thể dùng vợt, bẫy, dao cƣa để chặt, cƣa càng quả bị sâu bệnh. Đây là biện pháp có thể huy động lực lƣợng tham gia diệt sâu để bảo vệ cây trồng.

Dùng bẩy bả để diệt sâu:

Dùng bẫy đèn: để bắt giết các côn trùng ƣa thích với ánh sáng đèn.

Tổ chức bẫy đèn vào thời kỳ trƣởng thành xuất hiện nhiều: thực hiện liên tục 3 – 5 ngày, bắt đầu từ 19 – 23 giờ. Nguồn ánh sáng là đèn dầu, đèn điện…

Đèn đặt trên chậu nƣớc có một lớp dầu mỏng. Đặt đèn cao hơn bề mặt cây trồng từ 30 – 40cm. Bẫy đèn phải rộng cả huyện hoặc cả thành phố mới có hiệu quả. Trời mƣa, sáng trăng hiệu quả sẽ bị hạn chế.

Bả độc đƣợc dùng để trừ các loại côn trùng có xu hƣớng thích mùi vị, hóa chất. Thành phần bả gồm chất hấp dẫn dịch hại và có 1% chất độc. Ví dụ: Bả chua ngọt (diệt họ ngài đêm và các loại sâu bƣớm): Thành phần bả gồm 4 phần mật + 4 phần giấm + 1 phần rƣợu + 1% thuốc (Padan 95WP) trộn đều cho vào chậu đặc trên bờ ruộng hoặc trên giá cao 1 – 1,2m, đặt 4 – 5 chậu/ha. Bả mở vào ban đêm, ban ngày đậy lại.

* Dùng nhiệt độ - ẩm độ: Mỗi loài sâu bệnh hại đều có yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ nhất định. Nếu vƣợt quá ngƣỡng yêu cầu đó, chúng không thể tồn tại. Có thể áp dụng các biện pháp sau:

Sấy, phơi khô nông sản để cất giữ.

Dùng nƣớc nóng để diệt sâu bệnh và nấm hại trên hạt giống.

4.3 Biện pháp sinh học

* Dùng các loài vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng:

Trong tự nhiên côn trùng bị chết do nhiều loại vi sinh vật khác nhau gây bệnh. Những loại thiên địch này đƣợc nghiên cứu và tạo thành các hợp chất trừ sâu vi sinh. Ví dụ:

- Chế phẩm Bt để trừ sâu bộ cánh phấn, bộ chế phẩm vi sinh Bacillus penetrans dùng để trừ tuyến trùng.

- Chế phẩm nấm trắng Beauveria bassiana (trừ sâu đục thân, sâu róm), nấm xám Metarhizium anisopliae (trừ bọ xít), Verticillium lecanii (trừ bọ phấn), nấm

Zoophthora radicans (trừ rệp muội).

- Chế phẩm Tricoderma có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự gây hại của các tác nhân gây bệnh nằm trong đất nhƣ nấm, tuyến trùng. Tricoderma đã đƣợc chế biến và đóng gói lƣu hành nhƣ các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác. Loại

chế phẩm này có thể dùng để sử lý hạt trƣớc khi gieo trồng; phun lên vết bệnh; ủ với phân hữu cơ để vô bầu hoặc ủ với phân hữu cơ bón trực tiếp cho cây.

Hình 3.6: Chế phẩm Tam Nông Trichoderma

Hình 3.7: Vi ĐK Trichoderma sp.

Hình 3.10: Chế phẩm NOLATRI Hình 3.11: Chế phẩm Tricô-ĐHCT

+ Đối với bệnh trong vƣờn ƣơm (VD: Bệnh lở cổ rễ): Tàn dƣ thực vật (rơm, cỏ, lục bình, lá cây…) + Phân chuồng (đã mất mùi hôi, khoảng ¼ tổng thế tích). Trộn đều và gom thành đống (đáy 2m, cao 1,2 – 1,5m) sau đó tƣới nƣớc vừa đủ ẩm (nắm chặt tay thấy nƣớc rịn ra). Tƣới nấm Trico-ĐHCT (20 – 30g/m3) sau đó phủ bạt nhựa để giữ ẩm. Tƣới bổ sung hàng tuần để giữ ẩm. Đão đống ủ sau 3 tuần. Sau 6 – 8 tuần khi phân đã hoai có thế sử dụng để vào bầu ƣơm cây con.

+ Đối với bệnh gây hại rễ: Tàn dƣ thực vật nhƣ cỏ, rơm, lục bình, lá…đã phơi héo (10 – 20kg/gốc) + Phân gia súc đã ủ hoai (3 – 5kg/gốc) + Chế phẩm vi sinh Trico-ĐHCT (5 – 15g/gốc). Dùng cuốc răng xới quanh tán cây, bón 1 lớp xác bả thực vật xen kẻ 1 lớp phân gia súc, tƣới nƣớc đều sau đó tƣới chế phẩm Tricô- ĐHCT lên trên. Sau đó đậy cỏ và tƣới nƣớc 2 – 3 ngày/lần để giữ ẩm cho nấm vi sinh phát triển tốt và tiêu diệt nấm gây bệnh. Bổ sung phân hữu cơ hoai mục hoặc xác bả thực vật để nấm Tricoderma phát triển tốt.

+ Đối với một số bệnh trên thân, lá, trái…có thể sử dụng chế phầm Tricô- ĐHCT phun trực tiếp lên thân, lá, trái (trong mùa mƣa) để phòng, trị bệnh với liều lƣợng 2 – 5g/l (ngâm 15’).

* Sử dụng côn trùng bắt mồi và ký sinh:

Dùng thiên địch là côn trùng để trừ côn trùng. Những côn trùng thiên địch sẽ giết chết các loại sâu hại nhƣ sâu róm, bọ đục cành, xén tóc nhƣ là thức ăn của chúng.

Những côn trùng có ích này luôn hiện diện trên đồng ruộng. Mật số côn trùng có ích càng lớn thì mật số sâu hại càng nhỏ và ngƣợc lại. Ở những ruộng ít dùng hoá chất bảo vệ thực vật có số lƣợng cũng nhƣ chủng loại côn trùng có ích nhiều hơn so với các vƣờn sử dụng thƣờng xuyên hoặc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Một số côn trùng có ích hiện diện trên đồng ruộng nhƣ: Bọ ngựa, bọ rùa, ruồi, bọ mắt vàng, ong ký sinh, kiến sƣ tử, kiến lửa

- Thiên địch của bọ xít muỗi: kiến vàng, bọ ngựa, nhện…

Hình 3.14: Bọ xít bắt mồi Hình 3.15: Kiến vàng

-Thiên địch của bọ cánh cứng đục ngọn: kiến vàng, ong ký sinh…

Hình 3.16: Ong ký sinh (loài 1) Hình 3.17: Ong ký sinh (loài 2)

Hình 3.18: Bọ rùa đen (loại 1) và sâu non

Hình 3.20: Bọ rùa (loài 3) và sâu non

Nếu nhƣ nấm Trichoderma là loại thiên địch hữu hiệu để ngăn ngừa sự gây hại của các loại bệnh trên điều thì Kiến vàng là côn trùng có lợi và rất hiệu quả trong việc kiểm soát các sâu hại.

Kiến vàng có thể hạn chế sự gây hại của các loài sâu hại nghiêm trọng trên điều nhƣ bọ xít muỗi, bọ cánh cứng đục ngọn, sâu đục trái và hạt, bọ xít mép, sâu đục phồng lá, sâu cuốn lá, bọ cánh cứng ăn lá, sâu bao, sâu ăn lá…

Bệnh thán thƣ trên điều có liên quan mật thiết với sự chích hút của bọ xít muỗi. Khi sử dụng kiến vàng, mật số bọ trĩ giảm xuống đáng kẻ từ đó gián tiếp làm giảm mức độ thiệt hại của bệnh thán thƣ.

Hình 3.24-: Kiến vàng tấn công bọ đục ngọn

Hình 3.25 : Kiến vàng tấn

Hình 3.26: Kiến vàng tấn công

Hình 3.28: Kiến vàng tấn công sâu bao

Hình 3.29: Kiến vàng tấn

công sâu đục ngọn

Để sử dụng kiến vàng hiệu quả cần lƣu ý những vấn đề sau:

- Diệt hết Kiến hôi và Kiến vàng có sẵn trên cây trong vƣờn định thả Kiến vàng.

- Thu thập kiến vàng và thả ít nhất 2 tổ vào các ngã 3, ngã 4 của cây gần ngọn.

- Nếu trên cây quanh vƣờn có tổ kiến vàng thì chăng dây từ cây có kiến vào vƣờn mới.

- Treo thức ăn (ruột gà, vịt, đầu cá…) lên cây cho kiến ăn ngay để kiến phục hồi nhanh hơn và cho ăn thêm trong mùa khô khi sâu hại trên cây ít.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực vật.

- Khi bắt buộc phải trừ sâu thì nên dùng dầu khoáng Dc-Trons plus, SK, DS hoặc thuốc ít độc đối với kiến, hạn chế tối đa lần phun xịt, không xịt thuốc liên tiếp nhiều lầm, phun vào buổi chiều khi kiến đã vào hết trong tổ và tránh phun lên tổ kiến.

Nên trồng các cây mà Kiến vàng thích cƣ trú trên bờ bao hoặc xung quanh vƣờn để luôn có nguồn kiến vàng.

Hình 3.30: Dầu khoáng Dc- Trons plus

(Hoạt chất: Petroleum Spray

Hình 3.32: Dầu khoáng DS 4.4 Biện pháp hóa học

Sử dụng biện pháp hóa học trong việc bảo vệ cây trồng sẽ sớm cho kết quả do biện pháp này tiêu diệt dịch hại nhanh chóng, triệt để và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài tác dụng ức chế sự phát triển của sâu bệnh hại, thuốc bảo vệ thực vật còn chứa những chất kích thích sự sinh trƣởng phát triển của cây.

Tuy nhiên, do thuốc có tác động tiêu cực đến quần thể vi sinh vật có ích, đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời và động vật nên chỉ sử dụng thuốc hóa học khi bệnh vƣợt qua ngƣỡng gây hại cho phép và cần tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.

a. Nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng (4 đúng)

- Đúng thuốc: Mỗi loại thuốc chỉ trừ đƣợc một số loại dịch hại nhất định, nhất là thuốc có tính chọn lọc. Yêu cầu phải chọn đúng thuốc cho đối tƣợng phòng trừ, trong đó ƣu tiên thuốc trừ đặc hiệu, có tính chọn lọc cao.

- Đúng lúc: Sử dụng thuốc vào thời điểm dịch hại dễ chết nhất (sâu tuổi 1 – 2, bệnh mới chớm phát). Thời điểm cây trồng và thiên địch an toàn nhất, trời quang, khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to, tốt nhất sáng sớm hoặc chiều mát. Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng vì cây hấp thu dễ hơn.

- Đúng liều lƣợng, nồng độ: Mỗi loại thuốc đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lƣợng trừ dịch hại đạt hiệu quả và an toàn đối với ngƣời và cây trồng. Yêu cầu ngƣời sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện ƣớc lƣợng gây lãng phí

tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trƣờng; gây hậu quả kháng thuốc, lờn thuốc của dịch hại.

- Đúng cách:

+ Mỗi loại thuốc thƣơng phẩm đều có kỹ thuật sử dụng riêng, nhất thiết phải tuân thủ. Với loại thuốc bột cần phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. Trƣờng hợp thuốc bột hoặc thuốc hạt ít cân trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc cho đều. Đối với thuốc phun ở dạng lỏng cần phải đong thuốc cẩn thận, đổ ít nƣớc vào bình rồi đổ thuốc khuấy đều cho tan, sau đó đổ đủ lƣợng nƣớc quy định.

+ Đối với mỗi loài dịch hại phải có cách phun đúng. Khi phun cần phun kỹ, đều, tập trung vào nơi dịch hại.

+ Đối với từng loại máy phun thuốc khác nhau càn có tốc độ phun phù hợp.

b. Ký hiệu một số dạng thuốc bảo vệ thực vật

Dạng thuốc Chữ viết tắt Tính chất khi sử dụng

Nhũ dầu ND,EC Thuốc ở thể lỏng, trong suốt. Dễ bắt lửa và cháy nổ, hòa tan trong nƣớc. Dung dịch DD,SL,L,AS Hòa tan trong nƣớc, không chứa chất

hóa sữa. Bột thấm nƣớc BTN, WP, SP,

DF, WDG

Dạng bột mịn, phân tán trong nƣớc thành dung dịch huyền phù.

Huyền phù FL, FC, SC Lắc đều khi sử dụng. Hạt H, G, GR Chủ yếu rải vào đất.

Dạng sữa EW Lắc đều trƣớc khi sử dụng. Thuốc bột D, BR Không tan trong nƣớc

Hướng dẫn sử dụng:

Đi găng tay, đeo kính đặc biệt tránh phun thuốc đi ngược hướng gió Tác dụng với loại cây trồng: , lúa, đậu …

Đối tượng phòng trừ: Bệnh rỉ sắt, đốm lá… Lượng thuốc/ ha: Ví dụ:

Đối với cà phê: 0.5 - 0.8 l / ha; cụ thể từ 5 đến 8 chai

Liều lượng nên dùng:

7 - 10 ml sản phẩm / 8 l nýớc Lượng dung dịch thuốc / ha: 400 - 600 l / ha

Hạn sử dụng:

3 năm kể từ ngày sản xuất Tên thương mại: A RIN 50 SC

50: hoạt chất là 50ml/ 100 ml sản phẩm SC: sản phẩm dưới dạng huyền phù Hoạt chất: Carbendazim Ngày sản xuất: 24 -03 - 04 VÍ DỤ: Thuốc trừ nấm Anvil Hạn sử dụng:

3 năm kể từ ngày sản xuất Tên thương mại: A RIN 50 SC

50: hoạt chất là 50ml/ 100 ml sản phẩm SC: sản phẩm dưới dạng huyền phù Hoạt chất: Carbendazim Ngày sản xuất: 24 -03 - 04 VÍ DỤ: Thuốc trừ nấm Anvil

Hình 3.33: Biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc

Biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc: 1. Đeo mắt kính

2. Đeo khẩu trang 3. Đeo mặt nạ 4. Đeo bao tay

5. Mang giầy bảo hộ

6. Tắm rữa sau khi phun thuốc

7. Không để trẻ em tới gần nơi cất thuốc

8. Không đổ nƣớc thuốc thừa nơi chăn nuôi gia cầm, gia súc và thuỷ sản.

d. Một số thuốc bảo vệ thực vật có thể sử dụng để phòng trừ bệnh cho

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại điều (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)