Bệnh thán thƣ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại điều (Trang 37)

2.1. Điều kiện phát triển bê ̣nh

Bệnh thán thƣ là bệnh nấm quan trọng nhất ở Việt Nam. Bệnh thán thƣ do nấm gây ra.

Nguồn bệnh phát tán nhờ nƣớc, gió. Gây hại nặng ở điều cho quả.

Bệnh hại nặng ở các vƣờn cây rậm rạp, ít cắt tỉa, bọ xít muỗi hại nhiều. Trời có sƣơng nhẹ, mƣa nắng xen kẽ bệnh phát triển mạnh.

Bệnh thƣờng tấn công trên các chồi lá non, phát hoa, trái và hạt làm giảm năng suất và chất lƣợng hạt.

Trên điều kiến thiết cơ bản bệnh gây hại nặng giai đoạn tháng 8-12. Ở giai đoạn kinh doanh, bệnh tập trung gây hại nặng vào 2 giai đoạn, tháng 3 – 5 (trổ hoa) và tháng 11 – 12 (quả non).

2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại

Bộ phận hại: lá, chồi, chùm bông và trái.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là các đốm ƣớt màu sáng, sau đó chuyển sang màu đỏ nhạt, trên các chồi bánh tẻ, phát hoa và trái. Trên các vết bệnh có hiện tƣợng chảy nhựa. Trên lá vết bệnh là những đốm màu nâu không có hình dạng cố định. - Trên bông: vết bệnh xuất ở đầu nhánh bông, nách nhánh, cuống bông. - Bệnh làm khô và rụng bông.

- Trên chồi: vết bệnh chạy dọc theo chiều dài hoặc liên kết với nhau. - Vết bệnh thƣờng có màu nâu hoặc nâu đen và làm khô teo đọt.

Hình 2.5: Vết bệnh trên chồi

- Ở trái non bệnh làm khô teo, đen trái sau đó trái rụng.

- Hạt non nhăn nheo và teo lại

Hình 2.6: Triệu chứng bệnh trên trái và hạt non - Trên trái lớn bệnh làm cho phần nhân của hạt bị teo. - Bệnh màu nâu đậm điển hình. - Thƣờng bệnh xuất hiện ở phần tiếp giáp giữa cuống và trái, hoặc phần đít trái.

Hình 2.8: Bệnh thán thư trên trái đã lớn

2.3 Biện pháp phòng trừ

Để giảm sự xâm nhiễm của nấm bệnh vào chồi hoa, trái và hạt, những biện pháp khuyến cáo gồm :

Trồng cây chắn gió quanh vƣờn điều với những cây lớn nhƣ xà cừ để ngăn cản sự phát tán của bệnh qua gió.

Vệ sinh vƣờn: làm sạch cỏ dại, gom các cành chết nằm trong tán điều trƣớc khi nở hoa và tiêu hủy các phần cây đã bị bệnh.

Sử dụng kiến vàng để kiểm soát bọ xít muỗi.

Sử dụng dầu khoáng, dầu neem, hoặc thuốc hóa học để kiểm soát bọ trĩ. Nếu không có mƣa trong thời kỳ cây ra hoa, không cần thiết phải phun thuốc trừ nấm bệnh.

Nếu có mƣa, nên phun trừ với thuốc trừ nấm nhƣ mancozeb, propineb hoặc oxit đồng, hai lần mỗi lần cách nhau một tuần vào thời kỳ cây nở hoa và tái tạo trái non.

Các thuốc trừ bệnh Vicarben 50 BTN, Rhidomil, COC 85, Aliette, Antracol, Bavistin…có hiệu lực cao trong phòng trị bệnh thán thƣ.

Để hiệu quả cao thuốc cần đƣợc phun ở cả 3 giai đoạn ra chồi, bông và trái non và phun luân phiên các loại thuốc.

(Hoạt chất Mancozeb + Copper Oxychloride) (Hoạt chất: Carbendazim)

Hình 2.11 : Thuốc Antracol 70WP

(Hoạt chất: Propineb) Hình 2.12: Thuốc Aliette 800WP (Hoạt chất Metsulfuron Methyl )

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại điều (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)