Câu hỏi và bài tập thực hành

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại điều (Trang 34)

1. Câu hỏi

- Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi?

- Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ sâu đục trái và hạt? - Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bọ đục ngọn?

- Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ sâu róm đỏ? - Triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ sâu phỏng lá?

2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 1: Bài thực hành số 1: Bài thực hành số 1: Bài thực hành số 1:

- Mô tả đặc điểm nhận diện các loài sâu hại trên điều và triệu chứng gây hại của chúng?

Bài 2: BỆNH HẠI ĐIỀU

Mã bài: MĐ04-02

Mục tiêu:

Trình bày đƣợc các loại bệnh hại chính trên cây điều; Phân biệt đƣợc các loại bênh hại;

Thực hiện đƣợc các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trƣờng.

A. Nội dung

1. Bệnh lở cổ rễ ở cây con 1.1. Điều kiện phát triển bê ̣nh 1.1. Điều kiện phát triển bê ̣nh

Bệnh do nấm Phytophthora sp., Pythium sp., Fusarium sp., Rhizoctonia sp.. Bênh xuất hiện và phát triển mạnh khi ẩm độ đất quá cao. Do đất vô bầu đƣợc lấy ở những nơi đã nhiễm mầm bệnh không đƣợc xử lý.

Vƣờn ƣơm cây ẩm thấp, úng nƣớc.

Đây là bệnh rất phổ biến ở cây con có thể phát sinh ngay từ khi mới mọc đến khi cây ba tuần tuổi.

1.2. Triệu chứng gây hại và tác hại

Cây con bị héo lá.

Lớp vỏ của phần thân sát mặt đất bị thối, thâm đen và lõm vào trong. Cây con héo dần và chết.

Nếu nhiễm bệnh ngay từ hạt giống thì khi gieo hạt mầm vừa nhú ra đã bị thối.

Bệnh gây hại nặng cho cây con trong vƣờn ƣơm và vƣờn kiến thiết cơ bản, nhất là đối với cây con dƣới 3 tuổi.

Bệnh làm giảm tỷ lệ ghép sống và số cây xuất vƣờn.

1.3. Biện pháp phòng trừ

Phòng bệnh là vấn đề quan trọng nhất đối với bệnh này.

Xử lý hạt giống trƣớc khi gieo bằng nƣớc nóng (52 – 55oC, 2 sôi 3 lạnh). Xử lý đất vô bầu bằng Formalin 8% dùng bạt nilon che kín 10 ngày sau mở bạt trộn đều trƣớc khi gieo hạt.

Xử lý hạt giống bằng Rovral, Ridomil trƣớc khi ủ. Xây dựng vƣờn ƣơm nơi khô ráo thoát nƣớc tốt.

Khi thấy cây con bị bệnh dùng oxyd chlorid đồng, Champion hay Ridomil, COC 85WP xịt vào gốc cây con.

Hình 2.2: Thuốc Ridomil Gold 68WP: (Hoạt chất: Metalaxyl + Mancozeb)

Hình 2.3: Thuốc Champion DP (Gốc đồng Copper hydroxide)

2. Bệnh thá n thƣ

2.1. Điều kiện phát triển bê ̣nh

Bệnh thán thƣ là bệnh nấm quan trọng nhất ở Việt Nam. Bệnh thán thƣ do nấm gây ra.

Nguồn bệnh phát tán nhờ nƣớc, gió. Gây hại nặng ở điều cho quả.

Bệnh hại nặng ở các vƣờn cây rậm rạp, ít cắt tỉa, bọ xít muỗi hại nhiều. Trời có sƣơng nhẹ, mƣa nắng xen kẽ bệnh phát triển mạnh.

Bệnh thƣờng tấn công trên các chồi lá non, phát hoa, trái và hạt làm giảm năng suất và chất lƣợng hạt.

Trên điều kiến thiết cơ bản bệnh gây hại nặng giai đoạn tháng 8-12. Ở giai đoạn kinh doanh, bệnh tập trung gây hại nặng vào 2 giai đoạn, tháng 3 – 5 (trổ hoa) và tháng 11 – 12 (quả non).

2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại

Bộ phận hại: lá, chồi, chùm bông và trái.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là các đốm ƣớt màu sáng, sau đó chuyển sang màu đỏ nhạt, trên các chồi bánh tẻ, phát hoa và trái. Trên các vết bệnh có hiện tƣợng chảy nhựa. Trên lá vết bệnh là những đốm màu nâu không có hình dạng cố định. - Trên bông: vết bệnh xuất ở đầu nhánh bông, nách nhánh, cuống bông. - Bệnh làm khô và rụng bông.

- Trên chồi: vết bệnh chạy dọc theo chiều dài hoặc liên kết với nhau. - Vết bệnh thƣờng có màu nâu hoặc nâu đen và làm khô teo đọt.

Hình 2.5: Vết bệnh trên chồi

- Ở trái non bệnh làm khô teo, đen trái sau đó trái rụng.

- Hạt non nhăn nheo và teo lại

Hình 2.6: Triệu chứng bệnh trên trái và hạt non - Trên trái lớn bệnh làm cho phần nhân của hạt bị teo. - Bệnh màu nâu đậm điển hình. - Thƣờng bệnh xuất hiện ở phần tiếp giáp giữa cuống và trái, hoặc phần đít trái.

Hình 2.8: Bệnh thán thư trên trái đã lớn

2.3 Biện pháp phòng trừ

Để giảm sự xâm nhiễm của nấm bệnh vào chồi hoa, trái và hạt, những biện pháp khuyến cáo gồm :

Trồng cây chắn gió quanh vƣờn điều với những cây lớn nhƣ xà cừ để ngăn cản sự phát tán của bệnh qua gió.

Vệ sinh vƣờn: làm sạch cỏ dại, gom các cành chết nằm trong tán điều trƣớc khi nở hoa và tiêu hủy các phần cây đã bị bệnh.

Sử dụng kiến vàng để kiểm soát bọ xít muỗi.

Sử dụng dầu khoáng, dầu neem, hoặc thuốc hóa học để kiểm soát bọ trĩ. Nếu không có mƣa trong thời kỳ cây ra hoa, không cần thiết phải phun thuốc trừ nấm bệnh.

Nếu có mƣa, nên phun trừ với thuốc trừ nấm nhƣ mancozeb, propineb hoặc oxit đồng, hai lần mỗi lần cách nhau một tuần vào thời kỳ cây nở hoa và tái tạo trái non.

Các thuốc trừ bệnh Vicarben 50 BTN, Rhidomil, COC 85, Aliette, Antracol, Bavistin…có hiệu lực cao trong phòng trị bệnh thán thƣ.

Để hiệu quả cao thuốc cần đƣợc phun ở cả 3 giai đoạn ra chồi, bông và trái non và phun luân phiên các loại thuốc.

(Hoạt chất Mancozeb + Copper Oxychloride) (Hoạt chất: Carbendazim)

Hình 2.11 : Thuốc Antracol 70WP

(Hoạt chất: Propineb) Hình 2.12: Thuốc Aliette 800WP (Hoạt chất Metsulfuron Methyl )

3. Bệnh nấm hồng

3.1 Điều kiện phát triển bệnh

Bệnh do nấm gây ra.

Bệnh thƣờng phát triển mạnh vào mùa mƣa (tháng 6-tháng 9) và thƣờng xuất hiện nhiều ở những vƣờn gần vƣờn cao su.

Bệnh thƣờng xuất hiện ở những cành khuất ánh sáng, trồng quá dầy và chăm sóc kém.

3.2 Triệu chứng gây hại và tác hại

Gây hại trên cành và thân.

Triệu chứng ban đầu trên những cành bị nhiễm bệnh là những vết trắng trên vỏ câu, sau đó đƣợc phủ đầy bởi lớp phấn bao phủ cành bị bệnh.

Nấm xâm nhập vào lớp mô bên trong và ngăn cản sự dẫn truyền của nhựa cây, sau đó các cành cây chết khô từ phía ngọn trở vào gốc cành. Lớp nấm này sau đó chuyển hồng là các bào tử của nấm. Giai đoạn kế tiếp là lớp vỏ bị nứt và tách ra, trong khi đó lá cây vàng và rụng dần.

- Trên các cành bánh tẻ, ở vi trí phân nhánh, lớp vỏ ngoài có một lóp bột màu phớt hồng đó là bào tử nấm. Hình 2.13: Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cành. 3.3 Biện pháp phòng trừ

Cắt tỉa tạo thông thoáng cho vƣờn.

Xén tỉa và tiêu huỷ cành nhánh bị bệnh từ phía dƣới vết bệnh. Xử lý vết xén tỉa bằng dung dịch thuốc nấm.

Khi bệnh mới xuất hiện, xử lý các thuốc nhƣ Validamycin, Carbendazim, Trichodema sp. Pecucuron hoặc oxit đồng 2 lần cách nhau 5 – 7 ngày trong thời gian từ đầu và giữa mùa mƣa. Cụ thể dùng thuốc Viben C 50BTN, COC 85 WP, Champion 77WP ở nồng độ 0,2 – 0,3% hoặc Validacine 5L pha với nồng độ 1 – 2% phun phòng vào đâu mùa mƣa.

Hình 2.14: Thuốc Carbenzim 500FL (Hoạt chất Carbendazim)

Hình 2.15: Thuốc Champion DP (Gốc đồng Copper hydroxide)

4. Bệnh nƣ́t thân xì mủ 4.1 Điều kiện phát triển bệnh 4.1 Điều kiện phát triển bệnh

Bệnh thƣờng biểu hiện triệu chứng sau khoảng 2 – 3 năm trồng. Thƣờng gây hại nặng ở những vƣờn điều ở giai đoạn kinh doanh. Trong một năm bệnh thƣờng xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Bệnh tấn công vào thân cây, các cành chính rồi sau đó làm cây yếu dần đi.

4.2 Triệu chứng gây hại và tác hại

- Trên chồi, vết bệnh màu nâu đen kèm theo có dịch cây ứa ra. Ban đầu dịch có màu trong suốt. Sau đó dịch chuyển sang màu nâu đậm.

- Trên thân chính và cành: Bệnh cũng gây những vết nứt dọc trên diện tích bị bệnh và có nhựa chảy ra từ đó.

- Phần mô bên trong của phần bị bệnh có màu nâu đỏ và những hang nhỏ li ti trong có chứa chất dịch màu đỏ nhạt. Hình 2.16: Vết bệnh trên chồi Hình 2.17: Vết bệnh trên thân 4.3 Biện pháp phòng trừ Cạo sạch phần vỏ bị nhiễm bệnh.

Quét các dung dịch thuốc diệt nấm trực tiếp vào vết bệnh.

Có thể xử dụng thuốc Acodyl 35WP, Mataxyl 500WP, Fortazeb 72WP (Metalaxyl), Acrobat MZ (Dimethomorph+ Mancozeb), Folcal 50WP (Folpet), Thuốc Alonil 80WP (Hoạt chất Fosetyl + Aluminium).

Hình 2.18: Thuốc Folcal

(Hoạt chất metalaxyl) Hình 2.19: Thuốc Mataxyl 500WP

5. Bệnh đốm lá

5.1. Điều kiện phát triển bê ̣nh

Bệnh chỉ xuất hiện trên cây con sinh trƣởng kém, thiếu dinh dƣỡng. Bệnh thƣờng biểu hiện trên lá non.

Bệnh phát sinh trong mùa mƣa.

Bệnh thƣờng xuất hiện trên cành và lá nằm trong bóng râm

Khi trời mƣa bệnh tập trung ở ngọn cây, khi trời nắng bệnh hại nặng ở lá gần gốc.

5.2. Triệu chứng gây hại và tác hại

Cây con từ 3 – 5 lá thƣờng bị bệnh nặng và cũng gây hại ở cây lớn khi cây ra lá non. Trên các lá non có các chấm xanh sẫm rồi lan dần thành các vết rộng, tế bào chết, vết bệnh chuyển màu nâu, khi bệnh phát triển mạnh các vết bệnh liền lại với nhau thành mảng lớn.

Vết bệnh thƣờng xuất hiện dọc theo gân chính tạo thành những vùng thâm đen trên lá.

5.3. Biện pháp phòng trừ

Cung cấp dinh dƣỡng đầy đủ và hợp lý cho cây. Chú ý đặc biệt đến giai đoạn cây có 3 – 4 lá thật.

Chọn vƣờn ƣơm khô ráo thoát nƣớc. Xử ký đất trƣớc khi vào bầu..

Xử lý bằng thuốc hóa học với bệnh trong vƣờn ƣơm và ngoài sản xuất bằng thuốc Bordeaux 1% cho hiệu quả cao.

(Hoạt chất: Propiconazole + Difenoconazole)

Hình 2.22: Thuốc Bonanza (Hoạt chất: Cyproconazole)

Hình 2.23: Thuốc Tilt Super 300ES (Hoạt chất Difenoconazole +

Propiconazole )

Hình 2.24: Thuốc Topan 70WP (Hoạt chất Thiophanate -Methyl)

Hình 2.25: Thuốc Anvil 5SC (Hoạt chất Hexaconazole)

Hình 2.26: Thuốc Kocide 53.8DF (Hoạt chất Copper Hydrocide)

B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi 1. Câu hỏi

- Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh lở cổ rễ? - Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh thán thƣ? - Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng? - Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ?

- Đặc điểm phát sinh, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng trừ bệnh đốm lá?

2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 2:

- Điều tra các dạng bệnh xuất hiện trong vƣờn điều và viết báo cáo mô tả đặc điểm nhận diện các triệu chứng của các loại bệnh phổ biến trên điều?

BÀI 3: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP Mã bài: MĐ04-03

Giới thiệu:

IPM trên cây điều là một chiến lƣợc quản lý dịch hại tổng hợp nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV, bảo đảm an toàn môi trƣờng, sinh thái, sức khỏe cộng đồng, góp phần đƣa sản xuất nông nghiệp theo hƣớng bền vững thông qua việc áp dụng phối hợp một cách hài hòa nhiều biện pháp phòng trừ khác nhau. Trong IPM, biến pháo canh tác và biện pháp sinh học đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Thuốc BVTV chỉ áp dụng trong các trƣờng hợp thật sự cần thiết.

Mục tiêu: Sau khi học xong, ngƣời học có khả năng

- Hiểu đƣợc khái niệm về quản lý dịch hại tổng hợp

- Trình bày đƣợc các nguyên tắc của quản lý dịch hại tổng hợp và nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

- Nhận diện đƣợc một số thiên địch có lợi trên đồng ruộng.

- Lựa chọn đƣợc biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp phù hợp trên cây điều; - Thực hiện tốt an toàn trong lao động và bảo vệ môi trƣờng, môi sinh.

A. Nội dung

1. Sự ra đời của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp

Các hiện tƣợng dùng thuốc bừa bãi, dùng thuốc quá mức hoặc dùng thuốc không cần thiết gây hậu quả khôn lƣờng đối với sản xuất nông nghiệp và ô nhiễm môi trƣờng sống, nhƣ:

Hình thành tính chống thuốc của sâu, bệnh hại. Xuất hiện những loài sâu hại mới.

Tiêu diệt các loài thiên địch của sâu hại.

Gây ngộ độc cho ngƣời, gia súc và các động vật có ích khác. Nhiễm độc môi trƣờng, nguy hại cho các động vật hoang dã…

Qua nhiều cuộc hội thảo, các nhà khoa học cho răng, phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng không phải chỉ áp dụng đơn thuần biện pháp hóa học mà phải phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác dựa trên cơ sở sinh thái học.

2. Định nghĩa về quản lý dịch hại tổng hợp IPM

“IPM là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trƣờng và biến động quần thể của các loại dịch hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể đƣợc, nhằm duy trì mật độ loài gây hại ở dƣới mức gây ra những thiệt hại kinh tế” (Theo FAO, 1972).

3. Những nguyên tắc của IPM

Không thể tiêu diệt hết các cơ thể gây hại trên đồng ruộng mà chỉ có thể duy trì mật số của chúng ở dƣới mức gây hại kinh tế.

Không thể quan niệm IPM là một “quy trình in sẵn” để áp dụng trong mọi trƣờng hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà cần coi đó nhƣ là một nguyên tắc thực hiện trong mỗi tình huống cụ thể.

Những biện pháp có thể áp dụng trong IPM rất đa dạng và phong phú và ngày càng đƣợc đƣa ra sử dụng rộng rãi trong sản xuất.

Nguyên tắc chung của biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại điều:

- Theo dõi thƣờng xuyên để có thể phát hiện và dự báo tình hình sâu bệnh hại trƣớc khi phát sinh thành dịch.

- “Phòng” là chủ yếu, “trừ’ là quan trọng. - Sử dụng nhiều biện pháp xen kẻ nhau.

4. Các biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp 4.1 Giống

Sử dụng giống trồng là những cây ghép với đặc tính sớm mang trái, năng suất cao, khả năng thích nghi rộng đã đƣợc bộ NN&PTNT công nhận. Ví dụ nhƣ DDH 66-14, DDH 67-15, PN1, MH 4/5, MH5/4, ES04, BD01…

Để có một cây con khỏe đủ điều kiện xuất vƣờn để đem đi trồng thì càn lƣu ý đám bảo đúng yêu cầu kỹ thuật từ trong vƣờn ƣơm:

Hạt giống trƣớc khi gieo ƣơm phải đƣợc xử lý bằng nƣớc ấm (2 sôi 3 lạnh, nhiệt độ khoảng 52-55oC) hay bằng một số loại thuốc trừ nấm nhƣ Benomyl, Mancozeb, Rovral.

Đất gieo hạt hoặc đất làm ruột bầu cũng phải đƣợc xử lý bằng thuốc trừ nấm, dùng bạt nilon che kín 10 ngày sau đó dở bạt trộn đều đất trƣớc khi đóng bầu 3 ngày.

Xây dựng vƣờn ƣơm nơi khô ráo, thoáng mát. Đảm bào mật độ gieo vừa phải.

Nguồn nƣớc tƣới cho vƣờn ƣơm phải sạch sẽ, không bị ô nhiễm.

Cây làm gốc ghép và cành ghép phải sạch sâu bệnh và sinh trƣởng khỏe mạnh.

4.2 Biện pháp canh tác * Vệ sinh đồng ruộng * Vệ sinh đồng ruộng

- Làm cỏ để vƣờn thông thoáng , giảm ẩm độ cũng nhƣ phá huỷ nơi trú ẩn của sâu bệnh hại.

Hình 3.1: Làm cỏ điều

- Đối với những vƣờn không bị sâu bệnh thì có thể ủ tàn dƣ để làm phân bón.

Hình 3.2: Thu gom tàn dư

- Đối với vƣờn bị sâu bệnh phá hại cần cắt bỏ cành bị hại nhƣ mọt đục quả, mọt đục cành, rệp sáp hại quả, nấm hồng.. cần thu gom tàn dƣ và tiêu huỷ.

Hình 3.3: Đốt tàn dư thực vật

* Luân canh và xen canh

 Luân canh: Khi chọn lựa cây trồng trong công thức luân canh cần lƣu ý không chọn những cây có cùng đối tƣợng gây hại của sâu bệnh điều thì biện pháp luân canh mới có hiệu quả.

 Xen canh: Có thể trồng xen các cây đậu phộng, đậu xanh, đậu đen,

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun phòng trừ sâu bệnh hại điều (Trang 34)