Hàn cánh chân vịt 1 Yêu cầu kỹ thuật

Một phần của tài liệu Đồ án lập quy trình sửa chữa hệ trục tàu dầu 13,500 tấn tại nhà máy đóng tàu bạch đằng full five (Trang 37)

c.1. Yêu cầu kỹ thuật

*. Trước sửa chữa

+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần gia công. + Chuẩn bị miếng vá cùng vật liệu với chân vịt là đồng.

+ Chuẩn bị dụng cụ hàn va que hàn.

* Trong sửa chữa: Không có hiện tượng rỗ trên đường hàn. * Sau sửa chữa: Miếng vá phải bám chắc vào cánh.

c.2. Chọn máy - dụng cụ

+ Máy chọn máy hàn bán tự động. + Đồ gá: giá đỡ.

c.3. Phương pháp tiến hành

Bước 1: Cố định chân vịt trên bệ đỡ.

Bước 2: Làm sạch bề mặt cánh tại vùng cần nối ghép.

Bước 4: Tiến hành hàn đắp.

*. Phương pháp hàn: Hàn bán tự động trong môi trường khí bảo vệ. *. Dây hàn

+ Chọn dây hàn mác AWSA5.7ER CuNiAl. + Đường kính dây d=1,2 mm.

*. Khí bảo vệ: Dùng khí ARGON. *. Chế độ hàn

+ Hàn điện 1 chiều.

+ Cường độ dòng điện hàn I = 180÷200A. + Lưu lượng khí bảo vệ 10÷20 lit/ phút. *. Gia công nhiệt trước khi hàn

+ Vùng xung quanh mối hàn dải rộng 300 mm tính từ mối hàn được gia công nhiệt dến t0=1500÷2500C tránh nhiệt độ tập trung.

+ Sau mỗi lần hàn (trước khi nghỉ) mối hàn phải được làm nguội đến t0 =1000C

*. Trình tự hàn

+ Hàn từ giữa ra 2 đầu, hai đoạn cách nhau 10 mm. Để 2 đoạn 10 mm ở đầu mang cá.

+ Sau khi hàn hai lớp ở 1 phía, lật chân vịt để hàn phần phía dưới. Sau đó lật trở lại để hàn tiếp phần còn lại.

*. Số lớp hàn

+ Tuỳ thuộc vào lượng kim loại cần đắp nên vị trí của cánh.

+ Chiều cao của mối hàn sau khi hàn phải cao hơn kim loại cơ bản từ 1,5÷2 mm.

Hình 4.1: Hàn cánh chân vịt 1. Cánh chân vịt; 2. Miếng hàn

Một phần của tài liệu Đồ án lập quy trình sửa chữa hệ trục tàu dầu 13,500 tấn tại nhà máy đóng tàu bạch đằng full five (Trang 37)