Nguyễn Thành Lon g

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi vào 10 (Trang 93)

1. Tác giả:

- Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. - Viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp

- Ông là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý trong những năm 1960-1970, chỉ chuyên viết truyện ngắn và ký.

- Truyện của ông thường mang chất ký, mang vẻ đẹp thơ mộng trong trẻo.

- Ông viết nhiều, đã cho in hàng chục tập truyện ngắn và ký. Tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ (1955), Gió bấc gió nồm (1956), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nào, xế chiều nào (1984)…

2. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện được viết năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” xuất bản năm 1972.

3.Ngôi kể: ngôi thứ ba (nhưng điểm nhìn trần thuật chủ yếu đặt vào nhân vật ông họasĩ  dụng ý làm bộc lộ rõ nét chủ đề của tác phẩm). sĩ  dụng ý làm bộc lộ rõ nét chủ đề của tác phẩm).

4. Phương thức biểu đạt: Truyện được kể với sự đan xen của các phương thức tự sựkết hợp miêu tả, biểu cảm, lập luận. kết hợp miêu tả, biểu cảm, lập luận.

5. Nội dung và nghệ thuật:

a. Nội dung

Truyện giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật chính - anh thanh niên - với những suy nghĩ sâu sắc và lòng yêu nghề nghiệp, với cách sống đẹp, trong công việc thầm lặng một mình giữa núi cao mà vẫn không cô độc, buồn tẻ.

Truyện còn ca ngợi về thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc trong cái lặng lẽ của Sa Pa có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Qua câu chuyện, tác giả gợi ra vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác vì những mục đích chân chính của con người.

b. Nghệ thuật

- Truyện "LLSP" có cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính của truyện - anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác trong truyện những tình cảm tốt đẹp.

- Các nhân vật phụ (ông hoạ sĩ, cô gái, bác lái xe) không chỉ tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm nổi rõ nhân vật chính và chủ đề của truyện. Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới tính và tuổi tác (anh thanh niên, cô kỹ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già…)

⇒ Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Điều này tăng thêm sức khái quát đời sống của câu chuyện.

nhiên Sa Pa đẹp như những bức tranh; từ cuộc sống, tâm hồn các nhân vật với những suy nghĩ, cảm xúc thật trong sáng, đẹp đẽ. Chất thơ của truyện lại đi liền với chất hoạ. Truyện cũng có thể xem là những bức tranh đẹp, những bức tranh vẽ cảnh thiên nhiên SaPa, về cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật và bức chân dung ký hoạ về nhân vật chính - anh thanh niên.

7. Chủ đề của truyện:

Ca ngợi những con người lao động bình dị, lặng lẽ mà cống hiến hết mình cho đất nước.

II. Phân tích:

- Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.

1. Đó là anh thanh niên:

- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy nghĩ rất đẹp:

+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.

+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được” và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.

+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tẻ như người khác nghĩ. Bởi anh còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi vào 10 (Trang 93)