Những hạn chế và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại ngân hàng ANZ phòng giao dich tản đà (Trang 35)

Bên cạnh những kết quả mà ngân hàng ANZ – PGD Tản Đà đã đạt được trong kinh doanh thẻ, vẫn còn một số vấn đề tồn tại đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực khắc phục bằng những biện pháp linh hoạt để hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng phát triển hơn.

Thứ nhất, hiện nay, ngân hàng ANZ Việt Nam đang phải hoạt động kinh

doanh thẻ trong một môi trường đầy khó khăn. Thẻ mới chỉ chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách hàng là những người đi công tác học tập ở nước ngoài còn phần đông dân cư mới chỉ có ý niệm về thẻ, chưa coi đó là phương tiện thanh toán đa tiện ích cho mình, cũng chưa có điều kiện sử dụng nó. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế ở Việt Nam và cũng xuất phát từ một thực tế là việc sử dụng thẻ còn rất hạn chế ở Việt Nam do số cơ sở chấp nhận thẻ tính trên đầu người quá thấp. Hiện tại các CSCNT chỉ mới tập trung ở các thành phố lớn, với các loại hình kinh doanh chủ yếu là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lớn… nên chỉ phục vụ cho đối tượng khách hàng chính là các thương nhân, khách du lịch người nước ngoài… còn rất xa lạ với phần đông người Việt Nam. Các cơ sở cung ứng hàng hoá, dịch vụ cũng có ý muốn thu tiền mặt vừa nhanh gọn lại tránh được sự kiểm soát của nhà nước. Chính vì vậy, trong thanh toán tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm đến 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ.

Trong hoàn cảnh đó, công tác marketing, tuyên truyền, quảng cáo cho thẻ lại chưa thực sự tới được người dân. Chưa có một sản phẩm thẻ nào đáp ứng được nhu cầu của đa số dân chúng: hạn mức vừa phải, phạm vi sử dụng rông rãi,

29 đặc biệt là ở trong nước… Thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nên rất cần phải có những hoạt động hỗ trợ, tuyên truyền, quảng cáo. Trong khi đó hoạt động này của ngân hàng ANZ cũng như các ngân hàng Việt Nam khác còn hạn chế, chưa mạnh dạn bỏ chi phí ra để tiếp thị sản phẩm thẻ, nghiên cứu tìm ra những loại thẻ phù hợp với thị trường Việt nam hơn.

Thứ hai, dù có nhiều nỗ lực trong đầu tư công nghệ nhưng so với các

ngân hàng nước ngoài, sự đầu tư này còn là nhỏ. Do đó, vẫn còn một số trục trặc trong hệ thông máy móc phát hành và thanh toán thẻ gây tổn hại cả về thời gian và tiền bạc cho cả ngân hàng, khách hàng và CSCNT. Điều đó không chỉ dẫn đến tổn thất mà còn dẫn đến suy giảm uy tín của ngân hàng, giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng.

Thứ ba, kinh nghiệm của 5 năm hoạt động là chưa đủ đối với một lĩnh

vực kinh doanh phức tạp như kinh doanh thẻ. Nhiều trục trặc, rắc rối xảy ra cũng do thiếu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, không xử lý được triệt để, làm khách hàng phải kêu ca, phàn nàn. Mặc dù ANZ là ngân hàng nước ngoài vốn rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, cộng thêm sự hỗ trợ về tài chính mạnh, máy móc chuẩn lại sẵn sàng đầu tư mạnh để dành thị trường. Tuy nhiên khi bước chân vào thị trường Việt Nam, ngân hàng cũng không tránh khỏi những bỡ ngỡ về văn hóa, phong cách tiêu dùng của người dân, …

Thứ tư, một điều đáng nói nữa là hiện nay môi trường pháp lý chưa hoàn

thiện là một khó khăn lớn cho hoạt động kinh doanh thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ (do NHNN ban hành kèm theo quyết định số 317/1999/QĐ-NHNN1 vào tháng 11/1999) quy định việc phát hành thẻ phải có bảo đảm tín dụng như đối với tín dụng trung và dài hạn. Trong khi đó tín dụng thẻ có tính chất khác với hai loại tín dụng trên. Thêm vào đó, điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ như vậy là khá ngặt nghèo, các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp, ký quỹ với tỷ lệ cao. Điểm này làm hạn chế việc mở rộng phát hành và thanh toán thẻ ở ngân hàng ANZ nói riêng cũng như ở các ngân hàng Việt Nam nói chung.

30 Ngoài ra, tình hình số tội phạm có liên quan đến thẻ (làm, lưu hành thẻ giả mạo, ăn cắp thẻ…) ngày càng tăng thì ở Bộ luật hình sự lại chưa có một quy định nào về khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này.

Cuối cùng, ở Việt nam, hiện chưa có một hoạt động đào tạo chuyên về

thẻ nào dù là của NHNN. Do đó, để hoạt động tốt trong lĩnh vực này buộc ngân hàng ANZ phải tự cho nhân viên tham gia các khoá học do các Tổ chức thẻ Quốc tế tổ chức mà chi phí của mỗi khoá học này không phải là nhỏ. Do vậy, việc cập nhật thông tin, kiến thức thường xuyên cũng có phần hạn chế.

31

CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TÍN DỤNG ANZ SIGNATURE PRIORITY BANKING VISA PLATINUM TẠI NGÂN HÀNG ANZ – PHÒNG GIAO DỊCH TẢN ĐÀ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại ngân hàng ANZ phòng giao dich tản đà (Trang 35)