Lập kế hoạch tác nghiệp:

Một phần của tài liệu bài giảng quản bị học (Trang 93)

- Chiến lược đi đầu về sự khác biệt với chủ

2. Lập kế hoạch tác nghiệp:

2.1. Khái nim:

Lập kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch trình bày rõ và chi tiết cần phải làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã được đặt ra trong kế hoạch chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp đưa ra những chiến thuật hay những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện kế hoạch chiến lược. Có 2 loại kế hoạch tác nghiệp: - Kế hoạch sử dụng một lần: là những kế hoạch cho những hoạt động không lặp lại. - Kế hoạch hiện hành: Có những hoạt động được lặp đi lặp lại trong một tổ chức. Trong những trường hợp như vậy, một kế hoạch đã lập ra có thể được sử dụng nhiều lần. Có 3 loại kế hoạch hiện hành: + Các chính sách. + Các thủ tục + Các quy tắc.

2.2. Ni dung ca qun tr tác nghip:

2.2.1. Qun tr ngun lc:

Nguồn lực của tổ chức bao gồm con người, công nghệ (chủ yếu là máy móc thiết bị), yếu tố vật chất (nguyên vật liệu, nhà xưởng và kho tàng) và tài chính, Quản trị nguồn lực là một mảng trọng yếu của quản trị tác nghiệp.

Ở đây, người ta nghiên cứu về các nguyên tắc để đo lường công việc, về

các học thuyết động cơ của con người và về các công cụ giúp cho việc sử

dụng nguồn lực con người có hiệu quả nhất. Quản trị công nghệ ở đây chủ

yếu liên quan đến quản trị máy móc thiết bị như là việc lắp đặt và vận hành, bảo quản và thay thế trang thiết bị. Quản lý nguyên vật liệu liên quan đến việc mua, kiểm tra và phân phối nguyên vật liệu cho các khâu của quá trình hoạt động. Ngoài ra, quản lý hàng tồn kho cũng là một hoạt động quan trọng. Quản trị tài chính ở đây chủ yếu liên quan đến việc lập và quyết toán các ngân quỹ dùng trong quá trình hoạt động.

2.2.2. Qun tr cht lượng:

Trong những năm gần đây, quản trị chất lượng là lĩnh vực được quan tâm khá nhiều. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở hầu hết các lĩnh vực, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa sống còn đối với mỗi tổ chức. Những giải pháp quản trị chất lượng đã được đưa ra như Quản trị chất lượng đồng bộ (TQM), Quy trình ISO, Quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP)…đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

2.2.3. Lp kế hoch và kim tra công vic:

Lập kế hoạch và kiểm tra công việc nhằm bảo đảm rằng các công việc bên trong của tổ chức được phối hợp nhịp nhàng, nhuần nhuyễn. Các công cụ

thường được sử dụng ở đây bao gồm: sơ đồ triển khai, biểu đồ Gantt và sơ đồ Pert.

2.2.4. Thiết kế và phát trin các hot động:

Nội dung này của quản trị tác nghiệp liên quan đến việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ cũng như xác định phương thức, quy trình sản xuất và cách cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đó. Việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ để đáp

ứng được nhu cầu của khách hàng là khá phức tạp. Nó đòi hỏi sự phối hợp

ăn ý giữa các kỹ sư với các nhân viên marketing. Việc xác định phương thức và quy trình sản xuất phù hợp liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng công nghệ vào sản xuất và mức độ tự động hóa của trang thiết bị.

CHƯƠNG VI

Một phần của tài liệu bài giảng quản bị học (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)