19
Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên không phải là việc của riêng tổ chức Đoàn mà còn nhiều chủ thể như: nhà nước, gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể khác, các cơ quan thực thi luật pháp…
Trách nhiệm xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên là của toàn xã hội, do đó việc xác định trách nhiệm của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên phải đặt trong chỉnh thể cả hệ thống xã hội trong lĩnh vực này. Việc xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của từng chủ thể tác động sẽ phát huy được hiệu quả của từng “tiểu hệ thống”, đồng thời tránh được sự chồng chéo, “bao sân” không cần thiết, từ đó có điều kiện xác lập một cơ chế phối hợp hợp lý giữa các ngành, các cấp nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc xây dựng ý thức pháp luật đối với thanh niên. Vấn đề đặt ra là trên địa bàn cơ sở trong cùng một thời điểm, có rất nhiều chủ thể tham gia làm công tác này, cho nên việc xác định đúng trách nhiệm của từng thành viên nói chung và của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa thực tiễn mang lại hiệu quả to lớn.
Trong thời gian qua, công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên bước đầu được các cấp bộ Đoàn triển khai với nhiều hình thức đa dạng, tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc của thanh niên. Các hoạt động và các hình thức nhằm xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật được diễn ra ở nhiều qui mô, cấp độ, gắn liền với phong trào hành động của tuổi trẻ. Qua thực tiễn đã có nhiều mô hình, cách làm hay được duy trì và phát huy hiệu quả ở cơ sở, góp phần nâng cao kiến thức về pháp luật, hình thành lối sống, hành vi pháp luật tích cực trong thanh niên.
Trước mắt, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần tập trung tìm ra những giải pháp phù hợp để tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác xây dựng ý
20
thức pháp luật cho thanh niên, góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành pháp luật; ngăn ngừa và từng bước giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên.
Các cấp bộ Đoàn cần chủ động và tích cực phối hợp với các lực lượng xã hội, các Bộ, Ngành, đặc biệt là ngành Tư pháp thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên. Từng bước nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục; tổ chức cho thanh niên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng luật và giám sát việc thực hiện pháp luật. Mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh niên thường xuyên tìm hiểu, học tập và gương mẫu chấp hành pháp luật, đề cao yếu tố tự giáo dục trong thanh niên; chủ động tuyên truyền, vận động thanh thiếu niên, người thân và nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật.