- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một số bộ, ngành, cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên, vẫn còn quan niệm đây là công tác, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, của ngành Tư pháp mà chưa coi đây là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, công tác giáo dục pháp luật nhằm xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên chưa được thực hiện đồng bộ, chưa thực sự đi vào chiều sâu, còn mang tính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Có lúc nội dung pháp luật được phổ biến chưa xuất phát từ nhu cầu của thanh niên. Thiếu linh hoạt trong lựa chọn hình thức, biện pháp để thực hiện vai trò của mình dẫn đến việc các hình thức nhằm xây dựng ý thức pháp luật chưa phù hợp với đối tượng thanh niên; sau mỗi quá trình thực hiện chậm được tổng kết, đánh giá để hướng dẫn nhân rộng, khắc phục khó khăn tồn tại kịp thời.
Hiện nay, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn về pháp luật còn quá mỏng, thiếu so với nhu cầu. Đội ngũ người làm công tác giáo dục pháp luật, nhất là tuyên truyền viên pháp luật hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ giáo dục pháp luật chưa đồng đều. Công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ giáo
69
dục pháp luật ở một số bộ, ngành, địa phương chưa được thực hiện thường xuyên.
Mặt khác, vốn sống và hiểu biết xã hội, hiểu biết pháp luật của thanh niên còn hạn chế; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận thanh niên còn kém. Khả năng tiếp nhận thông tin của thanh niên nhanh nhưng ít chọn lọc. Nhiều thanh niên còn khó khăn trong cuộc sống, chưa có việc làm, lao động nông nhàn ra thành phố kiếm sống cũng của một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc chấp hành pháp luật.
Kết luận Chƣơng II
Nhu cầu hiểu biết và nâng cao ý thức pháp luật của thanh niên hiện nay nhằm thực hiện tốt hoạt động của mình trong cuộc sống và làm việc, sản xuất và tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia và các quan hệ xã hội là rất cần thiết. Nhu cầu có được thông tin pháp luật lại tỏ ra càng cần thiết đối với các đối tượng thanh niên. Ý thức pháp luật của thanh niên góp phần quan trọng trong hoạt động thực hiê ̣n pháp luâ ̣t, góp phần vào việc duy trì trật tự, kỷ cương của Nhà nước và xã hô ̣i. Trong Chương II, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với thanh niên trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua việc phân tích mục đích, ý nghĩa, các hình thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để thực hiện nhiệm vụ này. Từ đó, tác giả đã cho thấy các kết quả nổi bật trong công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn các cấp. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay để từ đó nhằm xây dựng phương hướng hoạt động khắc phục được những khó khăn, tồn tại trong thời gian tiếp theo.
71