Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên phải kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn và các

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn TNCS hồ chí minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở việt nam hiện nay (Trang 55)

- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân

2.2.3.Xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên phải kết hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn và các

tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên của tổ chức Đoàn và các chủ thể khác

Như đã phân tích, tổ chức Đoàn là chủ thể nòng cốt và quan trọng nhất trong công tác xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên thông qua hình thức

49

phổ biến, giáo dục pháp luật, nhưng không phải là chủ thể duy nhất, mà bên cạnh đó còn có một số chủ thể khác cũng tham gia thực hiện nhiệm vụ này. Chỉ thị số 315/CT/HĐBT, ngày 7-12-1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đã nêu rõ:

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật không chỉ là trách nhiệm của Bộ Tư pháp, mà cũng là trách nhiệm của các cơ quan, trước hết là các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí và các đoàn thể. Vì vậy, Bộ Tư pháp phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan như Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Văn hoá, Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam, để cùng nhau bàn nội dung, kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm đưa công tác này vào nề nếp thường xuyên, phổ cập và thích hợp với từng thời gian và từng đối tượng [02].

Thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục pháp luật, trong Nghị quyết liên tịch số 04/1985/NQLT, ngày 16-11-1985, Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Bộ Tư pháp cũng đã xác định các nguyên tắc và các nội dung phối hợp trong việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, đoàn viên và thanh niên; phối hợp trong việc theo dõi và chỉ đạo các hoạt động pháp luật của Đoàn; phối hợp trong việc dự thảo Luật Thanh niên và hướng dẫn việc thi hành Luật Thanh niên sau khi luật được ban hành.

Nghị quyết các kỳ Đại hội Đoàn toàn quốc luôn nhất quán khẳng định quan điểm phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của tổ chức Đoàn nhằm xây dựng ý thức pháp luật đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi. Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đoàn Thanh niên

50

Cộng sản Hồ Chí Minh, tháng 12/2012, nhấn mạnh yêu cầu.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền giáo dục của Đoàn “Tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho thanh thiếu niên; tuyên truyền, giáo dục về quyền và nghĩa vụ công dân, tôn trọng quy ước cộng đồng, tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức; xây dựng thói quen “Sống và làm việc theo pháp luật”. Tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; quan tâm, gãn gũi, động viên, cảm hóa, giáo dục thanh thiếu niên chậm tiến. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh, nâng cao trách nhiệm, ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc”, góp phần giúp cho thanh niên thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ công dân, đồng thời vận động thanh niên gương mẫu chấp hành luật pháp, tôn trọng quy ước cộng đồng, tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức. Tổ chức rộng rãi các hình thức tư vấn và trợ giúp pháp lý cho thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên khu vực đô thị và các khu chế xuất, khu công nghiệp [12, tr. 48].

Một phần của tài liệu Vai trò của đoàn TNCS hồ chí minh trong xây dựng ý thức pháp luật cho thanh niên ở việt nam hiện nay (Trang 55)