- Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật: ý thức pháp luật chia thành ý thức pháp luật xã hội ; ý thức pháp luật nhóm; ý thức pháp luật cá nhân
2.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG Ý THỨC PHÁP LUẬT CỦA THANH NIÊN
LUẬT CỦA THANH NIÊN
Đa số thanh niên Việt Nam hiện nay là người có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động; tiếp nối truyền thống của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; tin tưởng và mong muốn được cống hiến cho đất nước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú, môi trường sống an toàn. Đại đa số thanh niên luôn gương mẫu chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai phát triển của đất nước.
Thanh niên không chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của thanh niên; những vấn đề liên quan đến kinh tế - xã hội của đất nước cũng được thanh niên quan tâm. Kết quả kháo sát năm 2012 cho thấy, sự quan tâm của thanh niên tập trung chủ yếu các vấn đề [41], cụ thể như sau:
- Chưa có việc làm, nghề nghiệp 82,3% - Vấn đề học tập của thanh niên 65,6% - Vấn đề ô nhiễm môi trường 62,0% - Điều kiện sống và làm việc 59,5%
41
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 59,3% - Vấn đề giải trí (thể thao, du lịch…) 55,9% - Tệ nạn xã hội 55,4%
- Tình yêu hôn nhân, gia đình 50,7% - Tình hình vi phạm pháp luật 47,3% - Sự ổn định xã hội 44,5%