Để đo lường RRTD, VIB chủ yếu dùng mô hình phản ánh bằng định lượng. Phù hợp với tính chất quy mô hoạt động của người vay vốn, VIB thực hiện việc phân loại khách hàng thành hai nhóm: nhóm khách hàng là cá nhân và nhóm khách hàng là doanh nghiệp, trên cơ sở hai nhóm thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.
a. Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Các bước chấm điểm cho doanh nghiệp như sau:
Bước 1 : Xác định ngành kinh tế
Việc xác định ngành nghề kinh doanh của khách hàng dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh của chính khách hàng. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu hàng năm của khách hàng
Trường hợp khách hàng kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu chiếm từ 50% tổng doanh thu thì ngân hàng được quyền lựa chọn ngành nghề có tiềm năng phát triển nhất trong các ngành mà khách hàng có hoạt động để chấm điểm và xếp hạng.
Trong trường hợp cán bộ tín dụng không xác định được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo 2 phương pháp trên thì có thể xin ý kiến tư vấn của Bộ phận quản lý Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Sơ đồ 2.1: Quy trình chấm điểm cho doanh nghiệp
Xác định ngành kinh tế Xác định loại doanh nghiệp Khách hàng đang hoạt động Khách hàng mới thành lập Xác định quy mô Xác định loại hình sở hữu Xác định loại hình sở hữu Chấm điểm các
chỉ tiêu phi tài chính
Chấm điểm các chỉ tiêu
tài chính Cấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Xác định tài sản bảo đảm Xếp loại rủi ro Tổng hợp điểm và xếp loại khách hàng Xếp loại rủi ro Xác định tài sản bảo đảm Tổng hợp điểm và xếp loại khách hàng
Bước 2 : Xác định quy mô
Quy mô hoạt động của khách hàng phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà khách hàng đang hoạt động. Mỗi chỉ tiêu xác đinh quy mô của khách hàng được tính trên thang điểm từ 1 đến 8. Quy mô của khách hàng sẽ được xác định trên cơ sở điểm tổng hợp của 4 chỉ tiêu sau :
Số lượng lao động Doanh thu thuần Nguồn VCSH Tổng tài sản
Lớn ≥ 21 điểm Vừa 11 – 20 điểm Nhỏ 6 – 10 điểm
Bước 3 : Xác định loại hình sở hữu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước : Bao gồm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước; Công ty TNHH Nhà nước do Trung ương và địa phương quản lý và Công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài : bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Khu vực này có hai loại hình chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp khác : bao gồm các doanh nghiệp mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân hoặc nhóm người có sở hữu Nhà nước nhưng chiếm dưới 50% vốn điều lệ.
Bước 4 : Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính
Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính lũy kế tới kì gần nhất. Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành kinh tế và quy mô của doanh nghiệp.
Ngành kinh tế / quy mô của doanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu thanh khoản Nhóm chỉ tiêu hoạt động Nhóm chỉ tiêu cân nợ Nhóm chỉ tiêu thu nhập \ Tổng điểm tài chính
Bước 5: Chấm điểm các chỏ tiêu phi tài chính
Các yếu tố phi tài chính được đánh gí bằng phương pháp định tính và phương pháp định lượng, bao gồm các nhóm:
- Khả năng trả nợ của doanh nghiệp - Trình độ quản lý và môi trường nôi bộ - Quan hệ với ngân hàng
- Cá nhân tố ảnh hưởng đến ngành
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp
Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20 đến 100 điểm và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề, loại hình và quy mô của doanh nghiệp.
Giá trị và tỷ trọng của từng chỉ tiêu phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế và loại hình doanh nghiệp.
Bước 6 : Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng
Điểm của khách hàng = điểm các chỉ tiêu tài chính * trọng số phần tài chính + điểm các chỉ tiêu phi tài chính* trọng số phần phi tài chính
BCTC được kiểm toán, ý kiến chấp
nhận toàn phần
BCTC không được kiểm toán hoặc được kiểm toán nhưng không có ý
kiến chấp nhận toàn phần
Các chỉ tiêu tài chính 35% 30%
Các chỉ tiêu phi tài chính
65% 70%
Tổng điểm kết hợp của hai yếu tố định tính và định lượng sẽ xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Phân loại , xếp hạng và đánh giá doanh nghiệp
Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ Đánh giá doanh nghiệp
90 – 100 AAA Đủ tiêu chuẩn Xuất sắc
80 – 90 AA Đủ tiêu chuẩn Rất tốt
75 – 80 A Đủ tiêu chuẩn Tốt
70 – 75 BBB Cần chú ý Tương đối tốt
65 – 70 BB Cần chú ý Trung bình
60 – 65 B Cần chú ý Trung bình
56 – 60 CCC Dưới tiêu chuẩn Dưới chuẩn
53 – 56 CC Dưới tiêu chuẩn Khả năng thu hồi không cao
45 – 53 C Nghi ngờ Khả năng không thu hồi được
rất cao
< 45 D Có khả năng mất vốn Khả năng mất vốn
Bảng 2.5: Xếp hạng RRTD doanh nghiệp của VIB
Loại Mức độ rủi ro Cấp tín dụng Quản lý danh
mục đầu tư AAA
(Thượng hạng)
Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu
quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt.
Rủi ro ở mức thấp nhất
Ưu tiên tối đa nhu cầu tín dụng, với mức ưu tiên về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay ( có thể tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng
cường mối quan hệ với KH. AA
( Tốt nhất)
Hoạt động với hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện
chí tốt. Rủi ro ở mức thấp
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu tiên về lãi suất, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay ( có thể tín chấp)
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với KH
A ( Tốt)
Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả nợ đảm bảo, thiện chí tốt.
Ưu tiên đáp ứng nhu cầu TD, đặc biệt các khoản trung hạn trở xuống. Không yêu cầu
Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin.
Rủi ro ở mức thấp cao về biện pháp bảo đảm tiền vay.
BBB ( Khá)
Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển, song có một số hạn chế về tài chính, quản lý kém. Rủi ro ở mức trung bình. Có thể mở rộng TD, đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn. Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin BB ( Trung bình)
Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm lực tài chính và năng lực quản lý ở mức trung bình, triển vọng ngành ổn định. Rủi ro ở mức trung bình. Các khách hàng này có thể tồn tại tốt trong điều kiện KD bình thường, nếu điều kiện gặp khó khăn thì rủi ro tăng. Hạn chế ở rộng tín dụng, chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản đảm bảo. B ( Trung bình)
Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế RR. Các khoản tín dụng đối với khách hàng này chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động KD không được cải thiện.
Hạn chế mở rộng TD và tập trung thu hồi vốn vay.
Các khoản vay mới chỉ được thực hiện trong trường hợp đặc biệt với đánh giá kỹ khả năng phục hồi của KH và phương pháp bảo đảm tiền vay.
Tăng cường kiểm tra KH để thu hồi nợ và giám sát hoạt động.
CCC ( dưới trung
bình)
Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý
Hạn chế tối đa mở rộng TD. Các biện pháp giãn nợ, gia hạn
Tăng cường kiểm tra KH, tìm cách bổ sung tài sản
yếu kém, có thể đã có nợ quá hạn.
Rủi ro: khả năng trả nợ của KH yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì NH có nguy cơ mất vốn. nợ chỉ được thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi. đảm bảo để thu hồi. CC (Dưới chuẩn)
Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý yếu kém, khả năng trả nợ kém ( có nợ quá hạn), rủi ro cao, khả năng trả nợ của KH yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì ngân hàng sẽ mất vốn.
Không mở rộng TD. Các biện pháp giãn nợ chỉ được thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.
Tăng cường kiểm tra KH. C ( Yếu kém) Bị thua lỗ và its có khả năng phục hồi, tình hình tài chính yếu kém, khả năng trả nợ không đảm bảo( có nợ quá hạn), quản lý yếu kém.
Không mở rộng TD. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm TSBĐ. Xem xét phương án đưa ra tòa án kinh tế. D (Rất yếu kém)
Thua lỗ nhiều năm, tình hình tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn ( thậm chí nợ khó đòi), quản lý rất yếu kém.
Đặc biệt rủi ro,NH không thu hồi được vốn vay.
Không mở rộng tín dụng, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể ca việc xử lý sớm TSBĐ Xem xét phương án đưa ra tòa án kinh tế.
b. Đối với KH là cá nhân: Các bước xếp hạng TD cá nhân:
•Lựa chọn bộ hồ sơ
•Chấm điểm và phân loại khách hàng
Sau khi chấm điếm thì thực hiện xếp loại và phân loại khách hàng như bảng sau:
Bảng 2.6: Chấm điểm, xếp loại và phân loại khách hàng của VIB
Điểm đạt được Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng
> 401 A+ Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa.
351 – 400 A Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa.
301 – 350 A- Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa.
251 – 300 B+ Thấp Cấp TD với hạn mức tùy thuộc vào phương án bảo đảm tiền vay. 201 – 250 B Trung bình Có thể cấp TD với việc xem xét
hiệu quả phương án vay vốn và bảo đảm tiền vay.
151 – 200 B- Trung bình Không thể khuyến khích mở rộng TD tập trung mà tập trung thu nợ. 101 – 150 C+ Trung bình Từ chối cấp tín dụng 51 – 100 C Cao Từ chối cấp tín dụng 0 – 50 C- Cao Từ chối cấp tín dụng < 0 D Cao Từ chối cấp tín dụng 2.3.3. Công tác trích lập dự phòng và xử lý rủi ro Bảng 2.7:Tình hình trích lập dự phòng Đơn vị: tỷ VND Năm 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 41.730 43.497 33.887 Số trích lập 473 688 574 Tỷ lệ trích 1,13% 1,58% 1,69,%
(Nguồn báo cáo tổng kết các năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy công tác trích lập dự phòng tại ngân hàng luôn được quan tâm. Năm 2010, năm thứ hai sau khủng hoảng kinh tế,nền kinh tế còn nhiều xáo trộn, và bất ổn,đề chủ động đối phó với rủi ro xảy ra ngân hàng đã tăng cường trích lập dự phòng,nâng mức trích lập dự phòng lên mức 1,13%. Và tỷ lệ trích lập dự phòng vẫn tăng cao trong 2 năm tiếp theo đó để chống đỡ rủi ro một cách tốt nhất.
•Công tác xử lý rủi ro
độ rủi ro của các khoản nợ, xác định nợ có khả năng thu hồi, khó thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi để đưa ra kế hoạch xử lý phù hợp.
Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, ngân hàng gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm sự hợp tác đôi bên, phân tích nguyên nhân sự thiếu hụt thanh toán.
Đối với những khoản nợ không có khả năng thu hồi, ngân hàng thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế chấp là nhà ở, quyền sử dụng đất. Việc sửu lý những tài sản này hết sức khó khăn vì liên quan đến nhiều cơ quan và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật. Để tháo gỡ khó khăn này, ngân hàng thường động viên các khách hàng có nợ khó đòi tự nguyện bán tài sản để trả nợ, đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ chính quyền, đoàn thể nơi người vay cư trú để phối hợp thu hồi nợ.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)
2.4.1. Thành công trong quản trị tín dụng ở Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Do nhận thức rõ được vai trò cũng như vị trí của quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng, thời gian qua quản trị RRTD đã được VIB triển khai trên toàn diện tất cả các khâu của hoạt động tín dụng. Kết quả này thể hiện sự nhận thức đúng đắn của ban lãnh đạo ngân hàng và cán bộ trong ngân hàng về bản chất, hậu quả và nguyên nhân của RRTD để tự giác thực hiện những giải pháp phòng ngừa và xử lý RRTD đúng đắn.Nhờ đó VIB đã mạnh dạn triển khai công tác huy động vốn và cho vay, vừa chủ động phòng ngừa và hạn chế RRTD ở mức thấp nhất.
Nhờ áp dụng đầy đủ các quy trình trong công tác quản trị rủi ro tín dụng một cách thích hợp trong những năm gần đây dù kinh tế bất ổn và nhiều biến động song tỷ lệ rủi ro, nợ quá hạn của ngân hàng vẫn nằm trong khuôn khổ cho phép của tòa ngành.Chất lượng tín dụng của các khoản vay mới tăng lên rõ rệt. Đồng thời việc xử lí các khoản NQH đã phát sinh có kết quả rất khả quan.
Đạt được những kế quả nói trên là do được sự chỉ đạo hợp lí của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam, nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên tín dụng VIB, cụ thể các mặt làm được là:
quán triệt vào toàn bộ hoạt đông của quy trình cho vay khách hàng.Ngay từ khâu huy động vốn Ngân hàng đã chủ động theo sát giá thị trường, không mạo hiểm nâng cao lãi suất để huy động vốn nên đã hạn chế được rủi ro do chênh lệch lãi suất. Trong khâu cho vay, ngân hàng đã tiến hành thẩm định khách hàng theo phương thức chấm điểm và xếp hạng tín dụng, thẩm định dự án đầu tư theo đầy đủ quy trình và tiêu chí của ngân hàng.Nhờ áp dụng các giải pháp đồng bộ trong quy trình tín dụng nên thực tế RRTD xảy ra trong phạm vi quản lý của VIB là không đáng kể.
- Các nội dung trong công tác phòng ngừa RRTD đã được triển khai thực hiện và dần đi vào nề nếp. Các yêu cầu liên quan đến phòng ngừa được quy định cho từng cán bộ tín dụng. Ngân hàng đã liên tục trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của nhà nước.Nhờ những cố gắng trong công tác phòng ngừa RRTD mà thời gian qua ngân hàng đã không vấp phải các RRTD lớn như các ngân hàng khác và đã tạo được các điều kiện ổn định để hoạt động của ngân hàng diễn ra bình thường.
- Công tác xử lý RRTD đã được VIB chỉ đạo tích cực.Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế hậu quả RRTD như phân loại các khoản nợ để xác định khả năng thu hồi , tích cực hợp tác cùng khách hàng để tìm kiếm nguồn tài chính trả