tế Việt Nam (VIB)
2.1.2.1. Về nguồn vốn
Hoạt động huy động vốn là tiền đề cho các hoạt động khác của các NHTM. Quy mô nguồn vốn huy động là yếu tố đánh giá quy mô của NHTM. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của VIB là đẩy mạnh công tác huy động vốn.
Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức phong phú nên nguồn vốn huy động của VIB không ngừng tăng lên. Đến nay mạng lưới khách hàng đã được mở rộng đến hầu hết các quận, huyện trong thành phố. Đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 tình hình huy động vốn của ngân hàng có một số những biến động như sau.
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012
(Đơn vị :tỷ VND)
Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của NHTMCP Quốc tế VIB các năm 2010,2011,2012)
Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy,thị trường vốn năm 2010 gặp nhiều khó khăn khi lãi suất nhiều lần đảo chiều, những tháng cuối năm các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, NHNN áp dụng nhiều biện pháp để ổn định thị trường. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã đưa ra các quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị trường, triể khai nhiều chương trình khuyến mại, tiếp thị. Cùng với hiệu quả từ việc triển khai mô hình kinh doanh và dịch vụ mới, đầu tư vào vơ sở vật chất, xây dựng thương hiệu và phát triển chất lượng dịch vụ ngân hàng, đã giúp VIB vừa đảm bảo thanh khoản vừa tiếp tục tăng trưởng về nguồn vốn huy động để phục vụ cho kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng. Tính đến 31/12/2010, tổng huy động từ nền kinh tế đạt 59.563 tỷ đồng tăng hơn 63% so với năm 2009 ( 34.210 tỷ đồng) và vượt kế hoạch 12% cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành ngân hàng (27,2%). Trong đó huy động dân cư tăng 44%, huy động khách hàng doanh nghiệp tăng 37%, ngoài ra năm 2010 VIB còn phát hành thành công 12.000 tỷ đồng trái phiếu. Đồng thời với dự tăng trưởng về nguồn vốn, VIB đã duy trì và phát triển được một lượng khách hàng lớn trong năm 2010.
Năm 2011 chứng kiến nhiều biến động trên thị trường huy động khi NHNN liên tục áp dụng các biện pháp về mặt hành chính, trong đó có việc áp dụng trần lãi suất, gây tác động lớn đến tình hình huy động vố của các ngân hàng. Tổng số vốn huy động của ngân hàng năm 2011 đạt 57.489 tỷ đồng, giảm 3,5% so với năm 2010. Trong đó từ tháng 1 đến hết tháng 8/2011 huy động vốn từ dân cư và các tổ chúc kinh tế của chúng ta tăng 17%. Nhưng từ đầu tháng 9 khi NHNN áp trần lãi suất huy động thì huy động vốn của VIB giảm mạnh 17%. Mặc dù nguồn vốn huy động giảm nhưng có thể khẳng định VIB đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của NHNN về trần lãi suất. Những tháng cuối năm tình hình huy động vốn đã ổn định hơn, đảm bảo thanh khoản, không bị suy giảm trong khi các ngân hàng quy mô nhỏ rơi vào khó khăn mất thanh khoản.
Năm 2012 một lần nữa lại chứng kiến nhiều biến động trên thị trường huy động khi NHNN liên tục thay đổi mức trần lãi suất huy động từ 14% hồi đầu năm xuống các mức 12%,11%,9% và chỉ còn 8% cuối thang 12 năm 2012, gây tác động lớn đến tình hình huy động vốn của các ngân hàng. Nếu không bao gồm phát hành
GTCG huy động vốn đến cuối năm 2012 đạt trên 39.00 tỷ đồng,giảm 12% so với năm 2011. Mặc dù nguồn vốn huy động giảm nhưng có thể khẳng định VIB đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của nhà nước về trần lãi suất và VIB đã cải thiện đáng kể tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn( kỳ hạn từ 12 tháng trở lên) trong tống số dư huy động. Việc giảm huy động vốn cũng là hướng tốt cho ngân hàng trong bối cảnh dư nợ giảm, giúp giảm chi phí huy động cho toàn ngân hàng. Trong năm 2012 , VIB luôn duy trì trạng thái thanh khoản ổn định, không bị suy giảm, tối ưu sử dụng nguồn vốn huy động về.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Như đã đề cập ở trên hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng đem lại phần lớn lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng. Do vậy trong định hướng hoạt động của mình VIB luôn chú trọng đến công tác tín dụng tuy vậy việc phát triển hoạt động tín dụng đòi hỏi phải cả lượng và chất. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta những năm qua gặp nhiều khó khăn VIB vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu hoạt động tín dụng
(Đơn vị:Tỷ VND)
2010,2011,2012)
Hoạt động tín dụng ngành năm 2010 tăng trưởng chậm trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và các biện pháp kiểm soát của NHNN. Thực hiện chủ trương thắt chặt tín dụng, nâng cao độ an toàn trong hoạt động ngân hàng, NHNN ban hành Thông tư 13 hiệu lực từ 1/10/2010 với nhiều hạn chế về tăng trưởng trưởng tài sản có khả năng sinh lời cũng như tăng trưởng tín dụng. Với việc tăng vốn điều lệ kịp thời từ CBA và các chính sách tín dụng linh hoạt, VIB đã đạt được tăng trưởng đư nợ tín dụng tốt trong 4 tháng cuối năm. Tính đến 31/12/2010 tổng dư nợ tín dụng của VIB đạt 41.730 tỷ đồng tăng 52,6% so với 2009 ( 27353 tỷ đồng). Cùng với tăng trưởng tín dụng, VIB chú trọng chất lượng tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay nhờ đó ccs khoản vay được kiểm soát chặt chẽ,đảm bảo tính ổn định và bề vững. Về cơ cấu tín dụng: Dư nợ ngắn hạn đạt 26.957 tỷ đòng chiếm 64,6% tổng dư nợ của năm, dư nợ trung hạn đạt 6.426 tỷ đồng chiếm 15,4% tổng dư nợ, dư nợ dài hạn đạt 8.346 tỷ đồng chiếm 20% tổng dư nợ.
Sang đến năm 2011 dư nợ cho vay của VIB đạt 43.497 tỷ đồng tăng trưởng 4,2% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của VIB ở mức thấp hơn so với năm trước, do VIB hướng đến việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong bối cảnh khủng hoảng nợ xấu của ngành ngân hàng đang có chiều hướng gia tăng. VIB chủ trương cho vay vào những đối tượng khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, khách hàng gắn bó với VIB, ngoài ra VIB cũng hạn chế cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất như đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán và những ngành có mức độ rủi ro lớn. Với định hướng thay đổi cơ sở khách hàng, từ quý 4 năm 2011 VIB dã chủ trương không chạy theo tăng trưởng nóng mà tăng cường quản trị rủi ro, định hướng rút dần ra khỏi ngành hàng có rủi ro cao, phát triển các ngành ổn định có tiềm lực như thực phẩm,hàng tiêu dùng. Với chủ trương đó cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng cũng có một chút thay đổi: dư nợ ngắn hạn đạt 29.882 tỷ đồng chiếm 68,7% tổng dư nợ, dư nợ trung hạn đạt 6.959 tỷ đồng chiếm 16% tổng dư nợ, dư nợ dài hạn đạt 6.655 tỷ đồng chiếm 15.3% tổng dư nợ.
lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro sang các mảng có độ an toàn cao hơn, dư nợ tín dụng giảm khá mạnh, đương nhiên kéo theo tổng tài sản giảm. Nhưng tác động lớn nhất là sự thu hẹp hoạt động trên thị trường liên ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro thông qua việc giảm trên 80% ( tương đương với 23.00 tỷ đồng) các hoạt động và số dư của thị trường liên ngân hàng, phù hợp với khẩu vị rủi ro mới. Quy mô tổng tài sản theo đó giảm 25%. Đồng thời VIB phải lái nguồn vốn sang các kênh khác, an toàn hơn và có nguồn thu đáng kể. Bằng việc tăng trưởng đáng kể số dư trái phiếu Chính Phủ với gần 10.00 tỷ đồng. Tính thanh khoản của lượng tài sản này đi cùng với độ nạy trong ứng sử thanh khoản, góp phần giải thích vì saothanh khoản của hệ thống thời điểm năm 2012 tương đối yên bình.