Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ở VIB

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) (Trang 39)

Từ phía ngân hàng

Khi thẩm định dự án cho vay vốn, cán bộ tín dụng yếu về nghiệp vụ, khả năng phân tích nhu cầu thực tế của dự án, thái độ trả nợ của khách hàng, thu nhập của cá nhân của khách hàng dùng để trả nợ, thu nhập khác khách hàng có thể dùng để trả nợ kém kết hợp với việc thiếu thông tin về khách hàng nên chưa đánh giá được đầy đủ về tính khả quan của dự án.

Thứ hai: Việc chấp hành các nguyên tắc, thể lệ tín dụng quy trình xét duyệt chưa nghiêm túc.

Cán bộ tín dụng không tuân thủ các quy định trong việc xét duyệt hồ sơ như không thu thập đầy đủ hồ sơ pháp lý, đặc biệt là các giấy tờ pháp lý chứng minh thu nhập của khách hàng, giấy tờ pháp lý chứng minh tài sản đảm bảo của khách hàng. Không tuân thủ quy trình kỹ thuật trong việc thẩm định, không thường xuyên kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng đều là những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng nợ quá hạn.

Thứ ba:Định kỳ trả nợ chưa thích hợp với vòng luân chuyển vốn và thu nhập.

Kỳ hạn trả nợ được hiểu là một khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ tiền vay cho tổ chức tín dụng. Do vậy, kỳ hạn trả nợ phải được phải xác định dựa trên chu kỳ sản xuất, kế hoạch bán hàng và doanh thu đối với khách hàng vay kinh doanh.

Thứ tư: không đánh giá đúng tình hình tống thể của khách hàng.

Việc phân tích đánh giá khách hàng chỉ dựa trên những BCTC, những thông tin mà khách hàng đưa ra thường mang không mang tính khách quan, chân thực,vì mục đích được cấp tín dụng mà các khách hàng thường đánh bóng những thông tin đưa ra đối với ngân hàng.

Thứ năm:ngân hàng không có trình độ hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng.Do vậy không nắm được các chu kỳ luân chuyển tiền của khách hàng.

Từ phía khách hàng:

Thứ nhất: Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Khách hàng đưa ra một phương án sử dụng vốn hợp lý như vay để tiêu dùng hay vay để bổ sung vốn lưu động, nhưng lại sử dụng vào mục đích khác như chơi

hụi, cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất…; khi vỡ hụi hoặc vỡ nợ thì không có khả năng trả nợ.

Thứ hai: Kinh doanh thua lỗ do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn yếu kém.

Đối với khách hàng cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh thì đây là một trong những lý do gây nên tình trạng nợ quá hạn. Khách hàng thường vay vốn để bổ sung vốn lưu động, mở rộng sản suất kinh doanh nhưng do trình độ, năng lực quản lý kinh doanh chưa cao gây thất thoát nguồn vốn và không có khả năng trả được nợ dẫn đến nợ quá hạn.

Thứ ba: Tính toán nhu cầu sử dụng vốn không đúng.

Trong hồ sơ vay vốn phải có bảng dự toán chi phí, phương án hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bảng dự toán này khách hàng phải dự toán đúng chi phí và có nguồn dự phòng trường hợp nguyên vật liệu, hàng hoá tăng giá. Nếu khách hàng không tính toán đúng chi phí sẽ không đủ nguồn tài chính để bù đắp cho sự thiếu hụt từ việc tăng chi phí, và tất yếu kế hoạch trả nợ của khách hàng sẽ bị phá vỡ.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Nguyên nhân bao trùm là sự biến động về kinh tế.

Sự biến động kinh tế chính trị trong khu vực và thế giới càng làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách hàng. Đồng thời sự biến động ấy đã dẫn đến sự thay đổi chính sách, làm ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản tín dụng.

Hơn nữa quy luật phát triển của nền kinh tế mang tính chu kỳ, lúc thịnh vượng kinh tế phát triển mạnh, thu nhập của khách hàng cao và ổn định họ sẵn sàng chi trả. Lúc suy thoái thu nhập giảm thậm chí mất thu nhập không trả được nợ, gây ra tình trạng nợ quá hạn.

Có thể nói hoạt động trong cơ chế thị trường đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi này chứa đựng nhiều rủi ro tất yếu không tránh khỏi có những khách hàng làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc mất việc làm, doanh nghiệp họ làm việc bị phá sản dẫn đến tình trạng NQH đối với ngân hàng.

xuyên thay đổi, hệ thống pháp luật không đồng bộ.

Quy định của nhà nước thay đổi liên tục không có tính ổn định, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, tính đồng bộ không cao hơn nữa với việc thắt chặt hoạt động của ngân hàng như hiện nay đã gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong quá trình kinh doanh.

Thứ ba: Mất nguồn thu nhập đột ngột.

Mất việc làm đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệc kinh doanh bị đình trệ dẫn đến bị phá sản, nơi khách hàng làm việc bị phá sản đến việc bị mất việc làm, … đều dẫn đến mất thu nhập và không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) (Trang 39)