thường mắc trong kỹ thuật phát bóng thấp tay cho học sinh nữ khối 11 trường THPT Phan Thành Tài Đà Nẵng
Trong quá trình giảng dạy vì thời gian có hạn với thời gian là 6 tuần, mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết. Nội dung giảng dạy mang tính chất lồng ghép trong suốt quá trình thực hiện bài tập. Những giáo án kỹ thuật lúc đầu chúng tôi phân tích từng yêu cầu yếu lĩnh kỹ thuật động tác sau đó mới kết hợp thành những bài tập kỹ thuật để áp dụng cho nhóm thực nghiệm.
Đầu tiên chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ kỹ thuật sau phần khởi động chung và chuyên môn, nhằm tạo khả năng định hình kỹ thuật và những bước di chuyển hợp lý của người học. Nhằm khắc phục những sai lệch cơ bản
về góc độ ra tay khi tiếp xúc bóng. Định hình được tính năng của đường bóng trong không gian. Đồng thời ổn định tính nhịp điệu động tác. Chúng tôi áp dụng những bài tập bổ trợ với sự lặp lại liên tục để học sinh ổn định động tác những đường bóng cơ bản khi thực hiện.
Để tránh sự nhàm chán trong tập luyện, chúng tôi thay đổi bài tập bằng cách ứng dụng các bài tập kỹ thuật vào buổi học trong các bài tập mà chúng tôi đưa ra với sự thay đổi hợp lý trong từng giáo án nhằm tăng cường tính hưng phấn cho sinh viên.
Trong 6 giáo án thì 2 giáo án sau chúng tôi giành ít thời gian để cho học sinh thi đấu để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và tạo hưng phấn trong tiết tập luyện của học sinh. Đồng thời để đánh giá được phần nào sự tiếp thu kỹ thuật và trình độ thi đấu của học sinh để từ đó tìm ra những kinh nghiệm xử lý.
Khi lên lớp chúng tôi đặc biệt chú trọng việc sửa đổi động tác sai cho học sinh, đề ra yêu cầu cao trong việc hình thành những động tác nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật phát bóng thấp tay trong suốt quá trình ứng dụng bài tập cho nhóm thực nghiệm
Bảng 12 : Tiến trình giảng dạy cho nhóm thực nghiệm:
Nội dung Giáo án 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 x x x x 2 x x x x x x 3 x x x x x x 4 x x x x x 5 x x x x 6 x x x x Trong đó:
Nội dung 2: Tập hình tay đón bóng
Nội dung 3: Thực hiện tung bóng và đón bóng tại chỗ Nội dung 4: Nhảy dây nhanh.
Nội dung 5: Tự tung và đón bóng tại chỗ
Nội dung 6: Tập phán đoán điểm rơi của bóng khi tung. Nội dung 7: Đứng tại chỗ tập chạy đà và phát không có bóng Nội dung 8: Phát bóng vào tường
Nội dung 9: Phát bóng vào ô quy định
* Đánh giá bài tập cho nhóm thực nghiệm.
Để đánh giá một cách chính xác và khách quan cho kết quả kiểm tra cuối cùng. Chúng tôi kiểm tra giai đoạn đầu. Thông qua số liệu thu được xử lý, đánh giá trình độ khả năng của từng nhóm học sinh. Sau đó chia thành 2 nhóm với trình độ tương đương nhau.
Nhóm A: là nhóm thực nghiệm gồm 40 học sinh, áp dụng bài tập đưọc lựa chọn tiến hành lồng ghép giảng dạy.
Nhóm B: là nhóm đối chiếu gồm 40 học sinh, học tập theo chương trình quy định.