Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ công:

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH (Trang 58)

nội dung:

+ Xây dựng các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ công. Ví dụ chính sách thuế, chính sách đất đai, tín dụng…

+ Ban hành và thực hiện chính sách cho các đối tượng thụ hưởng: chính sách miễn, giảm học phí, viện phí; chính sách học bổng, chính sách trợ giá…

+ Xây dựng hệ thống pháp luật về dịch vụ công.

+ Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn thống nhất để bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ công.

+ Thiết lập tổ chức bộ máy quản lý, giám sát, cung cấp dịch vụ công…

Nhà nước bằng việc sử dụng quyền lực công mà công dân và xã hội trao cho có quyền xây dựng chính sách và thể chế buộc mọi chủ thể trong xã hội phải tuân theo trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công.

- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức phi chính

phủ và tổ chức tư nhân đứng ra cung cấp dịch vụ công:

Thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ về tài chính, đất đai, thuế… nhà nước kêu gọi và huy động các nguồn lực xã hội tham gia cung cấp dịch vụ công, chia sẻ trách nhiệm với nhà nước. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ và tổ chức tư nhân đứng ra cung cấp một số dịch vụ công như: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… hoặc cung cấp các hàng hóa công cộng cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nhà nước có thể sử dụng các hình thức khuyến khích như: miễn tiền thuê đất, giảm thuế suất kinh doanh, hỗ trợ vốn vay, kéo dài thời hạn cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân đứng ra cung cấp dịch vụ công. Ngày nay, các hoạt động như trên, người ta gọi đó là xu hướng xã hội hóa hoạt động cung cấp dịch vụ công.

- Nhà nước quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụcông: công:

Đặc tính quan trọng nhất của dịch vụ công là mục tiêu phục vụ vì lợi ích cộng đồng. Chất lượng của dịch vụ công ảnh hưởng tới toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề kiểm soát chất lượng dịch vụ công luôn được đặt lên hàng đầu.

Đối với những lĩnh vực dịch vụ công mà nhà nước ủy nhiệm hoặc giao cho khu vực tư nhân đứng ra cung ứng càng cần phải kiểm tra, giám sát. Do khu vực tư nhân luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên trên hết. Đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ công thường được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với những lĩnh vực khác. Nhiều tổ chức tư nhân dưới danh nghĩa cung cấp dịch vụ công để tìm kiếm lợi nhuận một cách bất hợp pháp. Trong khi hậu quả thì toàn xã hội phải gánh chịu. Vì vậy, bắt buộc nhà nước phải quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ công.

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w