- Thứ hai, là xây dựng cơ chế thực hiện cam kết của công chức phục vụ dân, phục vụ cộng đồng, phục vụ đất nước: Cam kết phục vụ
6) Đổi mới công tác kiểm tóan đối với các cơ quan hành chính sự
nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước,xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra,kiểm tra, kiểm tóan đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện dân chủ công khai, minh bạch về tài chính công, tất cả các chỉ tiêu tài chính đều được bố công khai
-Hiện nay tại cơ quan thực tập đang triển khai tất cả các nhóm của cải cách hành chính. Tuy nhiên mỗi một nhóm chưa có được sự đồng bộ và còn nhiều điều phải cải cách. Vấn đề cải cách tổ chức bộ máy đã được triển khai một cách toàn diện hơn, và đã có những thành công nhất định của việc cải cách này. Tại cơ quan việc phân định rõ chức năng nhiệm của từng phòng ban đã cơ bản được hòan thành.
Đến giai đoạn 2011 – 2012, nội dung cải cách tài chính công, tài sản công tập trung vào các vấn đề:
a) Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, các chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỷ lệ tích luỹ hợp lý cho đầu tư phát triển; dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách;
b) Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài; giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn;
c) Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khai các nhiệm vụ khoa học, công nghệ theo hướng lấy mục tiêu và hiệu quả ứng dụng là tiêu chuẩn hàng đầu; chuyển các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; phát triển các doanh nghiệp khoa học, công nghệ, các quỹ đổi mới công nghệ và quỹ đầu tư mạo hiểm; xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ;
d) Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước;
đ) Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hoá gia đình, thể dục, thể thao.
Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; từng bước thực hiện chính sách điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch. Chuẩn hóa chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo, y tế; nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục, đào tạo, khám, chữa bệnh, từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh; có lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.
Nhận xét về cải cách tài chính công: Kết quả đạt được:
- Cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách đã có những đổi mới quan trọng. Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi xác định rõ Ngân sách nhà nước gồm 2 cấp và có những đổi mới về phân cấp ngân sách theo hướng tăng tính chủ động, tăng thẩm quyền và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý tài chính, ngân sách
- Việc quản lý và điều hành ngân sách tiếp tục được đổi mới, nguồn thu ngân sách tiếp tục tăng và được tập trung kịp thời.
- Cơ chế tài chính cho các loại hình tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước đã bước đầu được đổi mới với những kết quả tích cực trong triển khai cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và cơ chế tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu.
- Việc triển khai thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí chi hành chính đã được các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc chấp hành và triển khai thực hiện. Đến nay, gần 100% các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương triển khai thực hiện ở 100% số xã.
đã tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp thực hiện kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; nâng cao kỹ năng quản lý, từng bước giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên; việc thực hiện công khai, minh bạch trong phân công và thực hiện nhiệm vụ công tác, nhân sự, chi tiêu tài chính được thực hiện, tạo không khí đoàn kết, phấn khởi trong nội bộ đơn vị.
- Thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, ngày 05 tháng 9 năm 2005 của chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, trong tổng số 546 tổ chức KH&CN thuộc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. Đến nay, gần 70% các tổ chức KH&CN có đề án đã được phê duyệt và đang trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Những hạn chế:
- Quá trình thực hiện Nghị định 130/CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí chi hành chính còn một số tồn tại, hạn chế: một số cơ quan chưa thật sự quan tâm chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện, nhận thức và quán triệt chủ trương thực hiện cơ chế tự chủ của một bộ phận cán bộ công chức chưa cao, chưa thấy việc thực hiện cơ chế tự chủ là tạo điều kiện cho thủ trưởng và cán bộ, công chức trong đơn vị chủ động sử dụng biên chế và kinh phí được giao, gắn việc sử dụng kinh phí với chất lượng và hiệu quả công việc.
- Một số bộ quản lý chuyên ngành chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cho các đơn vị trực thuộc (đến nay mới chỉ có hướng dẫn của 2 ngành Y tế, Tài nguyên và Môi trường). Do đó, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa được triển khai đồng bộ, đầy đủ đối với hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Do tiềm lực còn yếu, nhiều tổ chức KH&CN có tư tưởng e ngại chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 (đặc biệt là các tổ chức KH&CN ở địa phương ) và vẫn muốn tiếp tục được hỗ trợ của Nhà nước để hoạt động.
Vấn đề 12. Khái niệm Dịch vụ công; đặc điểm dịch vụ công, phân loại dịch vụ công, vai trò của nhà nước đối với dịch vụ công
Nhà nước luôn mang bản chất giai cấp. Bên cạnh đó, nhà nước còn phải thực hiện vai trò và giá trị xã hội - mang bản chất xã hội. Bản chất giai cấp là vấn đề sống còn đối với mọi nhà nước. Khi mang bản chất giai cấp,
nhà nước tập trung thực hiện chức năng cai trị - chức năng quản lý. Nhà nước sử dụng quyền lực công để quản lý xã hội theo một trật tự nhất định. Ngoài chức năng quản lý, nhà nước còn phải thực hiện chức năng phục vụ. Nghĩa là nhà nước sinh ra là để phục vụ và đáp ứng các nhu cầu chung của xã hội. Thực hiện chức năng phục vụ, nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm đáp ứng nhu cầu của mọi công dân và tổ chức trong xã hội. Nhà nước cung cấp các dịch vụ công cho xã hội bảo đảm sự công bằng và ổn định xã hội.
Khái niệm dịch vụ công ra đời, phản ánh sự thay đổi trong việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Khái niệm dịch vụ công (public sevrvice) mới được biết đến từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Có nhiều quan niệm khác nhau về dịch vụ công.
Một số nước quan niệm, dịch vụ công thuộc về trách nhiệm và vai trò của nhà nước. Với cách hiểu này, chỉ những dịch vụ nào mà nhà nước đảm nhiệm mới được coi là dịch vụ công. Dịch vụ không phải nhà nước thực hiện không phải là dịch vụ công. Tức là nhà nước là chủ thể duy nhất cung cấp.
Theo Từ điển Le Petit Larousse: “Dịch vụ công là hoạt động vì lợi ích chung do một cơ quan nhà nước hoặc tư nhân đảm nhiệm”
Từ điển Oxford, dịch vụ công bao gồm: 1. Các dịch vụ như giao thông hay chăm sóc sức khỏe do nhà nước hoặc tổ chức chính thức cung cấp cho nhân dân nói chung đặc biệt là xã hội; 2. Việc làm gì đó được thực hiện nhằm giúp đỡ mọi người hơn là kiếm lợi nhuận; 3. Chính phủ và các cơ quan của chính phủ.
Theo Jean – Philippe Brouant và Jacque Ziller: “Một dịch vụ công thường được định nghĩa như một hoạt động do ngành hành chính đảm nhiệm để thỏa mãn một nhu cầu về lợi ích chung”
Theo cuốn Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, dịch vụ công được xác định là: 1. Sự tham gia vào đời sống xã hội; hành động tự nguyện vì cộng đồng của một người nào đó; 2. Việc làm cho chính phủ, toàn bộ người làm của một cơ quan quyền lực, toàn bộ công nhân viên chức trong khu vực công cộng của quốc gia; 3. Việc làm của chính quyền làm cho cộng đồng mình, sự bảo vệ của cảnh sát, thu dọn rác thải… 4. Một cơ sở công ích địa phương; 5. Nghĩa vụ của một người đối với nhà nước.
Tại Pháp, dịch vụ công được hiểu là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân do các cơ quan nhà nước đảm nhiệm hoặc do
các tổ chức tư nhân thực hiện theo các quy định của nhà nước. Phạm vi
dịch vụ công ở Pháp rất rộng, từ các hoạt động sự nghiệp: giáo dục, y tế,
văn hóa, thể dục, thể thao,… cho đến các hoạt động công ích: vệ sinh, môi trường, giao thông công cộng… các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước: cấp phép, hộ tịch, hộ khẩu…
Nếu tiếp cận trên giác độ kinh tế học, dịch vụ công gắn liền với hàng hóa công cộng. Hoạt động cung cấp dịch vụ công chính là việc cung cấp các sản phẩm hàng hóa công cộng. Hàng hoá công cộng là những hàng hoá mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hoá đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó Tại Việt Nam, khái niệm “dịch vụ công” mới được tiếp cận từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Theo cách hiểu phổ biến ở Việt Nam, dịch vụ công đồng nghĩa với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp: “dịch vụ công chỉ là hoạt động của các cơ quan sự nghiệp như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, sự nghiệp kinh tế (không phải là loại cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước)”.
Một số quan niệm khác cho rằng, dịch vụ công là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Đây là hoạt động không vụ lợi, không vì mục đích kinh doanh và hoạt động theo các tiêu chí, quy định của nhà nước. Hoạt động không vụ lợi, không vì mục đích kinh doanh không có nghĩa là việc cung cấp các dịch vụ công không đem lại lợi nhuận. Mà mục đích chính của cung cấp dịch vụ công là đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng và toàn xã hội. Để bảo đảm được yêu cầu đó, cần phải có sự quản lý nhà nước đối với các chủ thể cung cấp.
Trong các tài liệu chính thức, cụm từ “dịch vụ công” lần đầu tiên xuất hiện trong văn kiện Hội nghị Trung ương 7 khóa VIII nhưng mới chỉ đề cập một cách ngắn gọn: “Tiến hành từng bước việc phân định rõ biên chế trong bộ máy hành chính với biên chế trong các đơn vị sự nghiệp, kinh tế, dịch vụ công; thí điểm việc xã hội hoá một số lĩnh vực dịch vụ, y tế, giáo dục, khoa học và hoạt động vǎn hoá, thể thao...”. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng, khái niệm dịch vụ công chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội: “…tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức thực hiện một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng...”. Tiếp sau đó, Đại hội X của Đảng,
dịch vụ công và dịch vụ công cộng được nói đến một cách cụ thể hơn, khi
có tới 10 lần nhắc tới thuật ngữ này, đã nêu rõ tính chất đặc thù của dịch vụ công và trách nhiệm, vai trò của nhà nước trong quản lý dịch vụ công. Việc
quản lý dịch vụ công trở thành một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước. Tại Điều 8, khoản 4 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định: “…Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công…”. Tại Điều 2, Nghị định 178/2007/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2007, của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ nêu rõ: “Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện… quản lý nhà nước các
dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ”.
Từ những phân tích về khái niệm dịch vụ công cho thấy mỗi cách tiếp cận xuất phát từ những phương diện khác nhau đều chỉ ra những đặc tính nhất định của dịch vụ công. Không có cách tiếp cận nào đưa ra được định nghĩa bao quát và phủ nhận được quan niệm khác về dịch vụ công. Tuy nhiên, các quan niệm đều thống nhất ở hai đặc điểm cơ bản:
- Mục đích cung cấp dịch vụ công là: phục vụ nhu cầu chung của toàn xã hội, vì lợi ích cộng đồng.
- Nhà nước có vai trò và trách nhiệm chính trong việc cung cấp, quản lý các dịch vụ công. Không thể tách vai trò của nhà nước ra khỏi cung cấp dịch vụ công.
Vì vậy, có thể đưa ra quan niệm khái quát về dịch vụ công như sau:
Dịch vụ công là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu chung, nhu cầu cơ bản và thiết yếu của công dân và toàn xã hội do nhà nước hoặc tổ chức ngoài nhà nước đứng ra cung cấp không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong đó, nhà nước giữ vai trò quyết định đối với hoạt động cung cấp dịch vụ công.
Đặc điểm, đặc trưng của dịch vụ công:
Mỗi loại hình dịch vụ công có những đặc điểm riêng biệt, nhưng tựu chung lại, dịch vụ công mang những đặc trưng cơ bản sau:
- Mục tiêu của hoạt động cung cấp dịch vụ công mang tính cộng đồng, phục vụ mục tiêu chung của toàn xã hội, đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết yếu của người dân; bảo đảm công bằng, duy trì trật tự và phát triển xã hội. Cung cấp dịch vụ công không nhằm mục tiêu lợi nhuận, không tư lợi. Dịch vụ công nhằm thỏa mãn các quyền cơ bản của con người.
- Trong mọi phương thức cung cấp dịch vụ công, nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng bất kể là trực tiếp hay gián tiếp. Nhà nước trực tiếp cung