Phân loại dựa vào tính chất công cộng hay cá nhân:

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH (Trang 55)

+ Dịch vụ công thuần túy: những dịch vụ công cung cấp sản phẩm và hàng hóa công cộng thuần túy thỏa mãn đầy đủ các đặc tính không loại trừ, không cạnh tranh và không thể vứt bỏ. Ví dụ, dịch vụ truyền hình phát sóng trên đài truyền hình quốc gia, chiếu sáng công cộng…

+ Dịch vụ công không thuần túy: là những dịch vụ công cung cấp những sản phẩm và hàng hóa công cộng không thỏa mãn đầy đủ các đặc tính: không loại trừ, không cạnh tranh, và không thể vứt bỏ. Ví dụ, giáo dục, y tế, văn hóa…

Việc phân loại các dịch vụ công là rất cần thiết, có tác dụng xác định rõ những loại hình dịch vụ công đặc thù để từ đó nhà nước có các hình thức và phương pháp cung cấp dịch vụ công cho phù hợp.

Vai trò của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công

Nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công, bởi vì:

Thứ nhất, nhà nước sinh ra để thực hiện chức năng quản lý và phục

vụ. Chức năng quản lý để duy trì trật tự xã hội theo mong muốn của nhà nước. Chức năng phục vụ để đáp ứng những nhu cầu chung, cơ bản của toàn xã hội. Trong xu thế phát triển của xã hội dân chủ và văn minh, mọi nhà nước cho dù ở chế độ nào, chức năng phục vụ ngày càng chiếm vị trí ưu tiên. Chức năng của nhà nước trong giai đoạn hiện này là chức năng công cộng. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà nước là cung cấp các sản phẩm công cộng và dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội, bảo đảm các quyền cơ bản của con người.

Thứ hai, nếu thả nổi việc cung cấp dịch vụ công cho thị trường sẽ dẫn

đến nhiều hệ lụy không mong muốn. Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất của khu vực thị trường là lợi nhuận cá nhân. Trong khi các đặc tính của dịch vụ công khác với các dịch vụ thông thường là mục tiêu phi lợi nhuận. Do đó, nhà nước cần phải can thiện để khắc phục những khiếm khuyết, thất bại của thị trường.

Thứ ba, một số dịch vụ công cho dù tổ chức tư nhân và xã hội muốn

làm nhưng nếu để tự các chủ thể này đứng ra thực hiện, thì rất khó thực hiện và khó thực hiện được tốt. Vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước.

Thứ tư, nhà nước đứng ra quản lý và cung cấp dịch vụ công để bảo

đảm công bằng xã hội. Do trong xã hội, có nhiều nhóm đối tượng yếu thế luôn cần sự trợ giúp từ phía nhà nước để được hưởng những dịch vụ cơ bản cần thiết. Mặt khác, sự phát triển chênh lệch giữa các vùng miền, buộc nhà nước phải đứng ra khắc phục những khiếm khuyết đó nhằm thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội.

Vai trò của nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công được thể hiện qua những nội dung sau:

Về bản chất, mọi loại dịch vụ công đều phải do nhà nước cung cấp. Và không phải nhu cầu công cộng nào cũng trở thành dịch vụ công. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực khan hiếm và có hạn, nhà nước chỉ đứng ra cung cấp một số dịch vụ công thiết yếu và cơ bản mà các tổ chức tư nhân không làm được hoặc không muốn làm vì không sinh lời. Các dịch vụ khác, nhà nước có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn và kiểm tra, giám sát chất lượng… Nghĩa là, việc cung cấp dịch vụ công đều phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước.

Nhà nước trực tiếp đứng ra cung cấp dịch vụ công thông qua các cơ quan, tổ chức nhà nước. Các nguồn lực cần thiết để cung cấp dịch vụ công dựa vào ngân sách nhà nước. Khi sử dụng dịch vụ công mà nhà nước trực tiếp cung cấp, đối tượng thường không phải mất phí hoặc chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ.

Vấn đề đặt ra hiện nay, là xác định phạm vi lĩnh vực dịch vụ công mà nhà nước nên phải trực tiếp đứng ra cung cấp. Điều đó, đặt ra yêu cầu nhà nước phải thực hiện phân cấp cung cấp dịch vụ công cho các cấp chính quyền. Đồng thời, huy động và chia sẻ trách nhiệm cung cấp dịch vụ công giữa nhà nước và xã hội.

- Nhà nước có vai trò xây dựng chính sách và thể chế dịch vụ công: Trong xã hội hiện đại, việc cung cấp dịch vụ công không chỉ có nhà nước mà bao gồm nhiều chủ thể khác nhau: nhà nước, tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân… thông qua nhiều phương thức khác nhau: hợp đồng dịch vụ, hợp đồng quản lý… Do đó, nhà nước cần phải xây dựng và hoàn thiện chính sách, thể chế dịch vụ công để bảo đảm công bằng giữa các chủ thể đứng ra cung cấp.

Xây dựng chính sách và khung thể chế dịch vụ công nhằm kiểm soát chất lượng các dịch vụ công đến tận tay người được thụ hưởng. Xây dựng thể chế dịch vụ công nhằm khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, hạn chế tình trạng các chủ thể cung cấp dịch vụ công kém chất lượng do chạy theo lợi nhuận. Ví dụ, trong giáo dục, có hiện tượng thương mại hóa giáo dục: “mua bằng, bán điểm”…

Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, thể chế dịch vụ công bảo đảm cho các chủ thể khác ngoài nhà nước yên tâm đứng ra cung cấp dịch vụ công; thu hút và kêu gọi các tổ chức ngoài nhà nước cùng nhà nước thực hiện trách nhiệm cung cấp dịch vụ công.

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w