Hiện đại hoá hành chính:

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH (Trang 40)

a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;

c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet.

d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;

đ) Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;

e) Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.

Lựa chọn nội dung nào để ưu tiên cải cách (câu hỏi mởi, anh chị có thể tự lựa chọn cho mình phương án tối ưu):

Theo quan điểm của cá nhân tôi, trong giai đoạn hiện nay, trong 6 nội dung này thi tập trung ưu tiên cho nội dung Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó tập trung vào ba vấn đề cơ bản:

Một là chất lượng cán bộ công chức, viên chức. Để hình thành đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Bảo đảm chọn được người tài, người giỏi, người tâm huyết vào làm việc cho cơ quan hành chính nhà nước.

Hai là: giải quyết căn bản vấn đề tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức. Bảo đảm công chức yên tâm làm việc, tận tâm làm việc.

Ba là, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, tinh thần và thái độ phục vụ với người dân. Khắc phục tệ nạn tham nhũng, lãnh phí.

Việc ưu tiên cho các nội dung này bởi lý do:

Một là: Con người – công chức vừa là người hoạch định chính sách, xây dựng thủ tục,… nhưng cũng chính là người thực hiện thủ tục, thực hiện chính sách.

Hai là, Con người – công chức chủ động thực hiện, là yếu tố chủ quan, là nhân tố quyết định sự thành công hay thấy bại của cải cách hành chính. Các yếu tố vật chất, bộ máy,.. nếu không có con người tác động – là công chức thực hiện thì cũng khôgn cải cách được.

Ba là, Một trong các nguyên nhân tiêu cực, thủ tục rườm rà,.., là năng lực của công chức yếu kém, không có tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, tiền lương quá thấp,…

Bốn là: hiện nay nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề.

Năm là, trên thực tế, sau 10 năm thực hiện CCHC giai đoạn 2001 -2010, chúng ta đề ra rất nhiều mục tiêu về cải cách thể chế, cắt giảm thủ tục, tinh giản bộ máy, tài chính công,… nhưng kết quả không cao. Do chất lượng công chức và đạo đức công vụ của người CBCC chưa được nâng cao.

Vấn đề 10: Trình bày các nghĩa vụ của công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008. Đánh giá việc thực hiện các nghĩa vụ này của công chức ở Việt Nam hiện nay.

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008, - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (gọi là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Cũng trong Luật Công chức năm 2008, quy định công chức phải thực hiện những nhóm nghĩa vụ cơ bản sau:

Nhóm nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước, nhân dân:

- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Nhóm nghĩa vụ của công chức trong thi hành công vụ:

- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Nhóm nghĩa vụ đối với công chức là người đứng đầu

Ngoài việc thực hiện đối với Đảng, nhà nước và nghĩa vụ trong quá trình thực thi công vụ như đã nêu ở trên, cán bộ, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

Ngoài những nghĩa vụ được quy định trong luật Cán bộ, công chức, công chức còn phải thực hiện những nghĩa vụ khác theo quy định của văn bản pháp luật có liên quan như Luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí,…

Có thể nhận thấy rằng,CB,CC, VC ở Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước. Điều này thể hiện rất rõ là tình hình chính trị xã hội ổn định. Ở Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo NN và XH. Hầu hết đội ngũ CB, CC đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo đều là Đảng viên. Đội ngũ này kiên định với chủ nghĩa mác lê nin và tư tưởng Hồ Chí minh.

Về nghĩa vụ đối với dân, bên cạnh những công chức gần dân, sát dân, lắng nghe dân vẫn có một bộ phận không nhỏ CB,CC ngày càng xa dân, thời ơ, quan liêu, hách dịch với dân. Nhiều hiện tượng, biểu hiện cho thấy CB,CC có sự thờ ơ, vô cảm với dân. Chỉ lo lợi, vun vén cá nhân. Sự vô cảm của một bộ phận không nhỏ công chức trong việc giải quyết các nhu cầu chính đáng và hợp pháp của dân đã được báo chí, các cơ quan chức năng phản ánh nhiều trong thời gian gần đây đã ngày càng làm cho nhân dân mất lòng tin vào đội ngũ công quyền.

Đối với nghĩa vụ trong quá trình thực thi công vụ do những quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ, vấn đề tiền lương, môi trường làm việc còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng có một bộ phận CB,CC làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ. quan liêu, tắc trách gây hậu quả trong quá trình thực thi công vụ. Khi xảy ra vi phạm, hậu quả thì đùn đẩy, đổ lỗi cho tập thể, trốn trách trách nhiệm cá nhân. Một số còn chây

lười trong công tác. Còn có tình trạng trong cơ quan, vẫn còn cán bộ công chức vừa làm vừa chơi, “chân trong, chân ngoài”. Một số có biểu hiện tham ô, tham nhũng lãnh phí, thất thoát tài sản của nhà nước.

Nhiều vụ việc tham ô, tham nhũng, hối lộ được phát hiện và xử lý, nhưng khi xử lý thì có chiều hướng giảm nhẹ tội, hoặc chuyển sang tội khác nhẹ hơn. Số vụ tham nhũng tăng, số vụ bị xét xử tăng lên cũng phần nào nói lên một gam màu tối trong thực thi công vụ ở Việt Nam hiện nay. Do đó, Đảng và Chính phủ đã phải ban hành cả Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, quy định những điều đảng viên công chứ không được làm, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng từ trung ương tới địa phương để xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí.

Công chức lãnh đạo thì quan liêu, hách dịch, quản lý buông lỏng, làm cho cấp dưới lợi dụng, gây ra sai phạm. Một số có biểu hiện dung túng, bao che cho cán bộ cấp dưới. Hình thành nên cái mà hiện nay chúng ta gọi là: “nhóm lợi ích”, hay “lợi ích nhóm”. Chính vì điều đó mà Nghị quyết trung ương 4, khóa XI của Đảng mới đây đã chỉ rõ những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay. Nghị quyết cũng yêu cầu cán bộ, công chức lãnh đạo các cấp phải thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tiếp xúc với dân và công chức cấp dưới để lắng nghe và giải quyết những vưỡng mắc kịp thời các bức xúc của dân, những vấn đề cần phải giải quyết.

Do đó, theo tôi để nâng cao chất lượng thực thi công vụ và hiệu quả thực hiện của công chức là lãnh đạo, cần phải quy định chế độ và trách nhiệm cam kết.

Một phần của tài liệu ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN KHOA HỌC HÀNH CHÍNH (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w