Kiến của người dân về thử nghiệm giá nước vào trong chi phí sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL (Trang 50)

nông nghiệp

Thực tế cho thấy hiện tại nguồn nước ngầm ở xã Long Sơn đang trong tình trạng báo động mạnh. Người dân ở đây khai thác và sử dụng nước ngầm vào trong sản xuất nông nghiệp một cách triệt để. Để có một biện pháp bảo vệ và quản lý nguồn nước ngầm tốt hơn thì người dân đưa ra ý kiến về thử nghiệm giá nước vào trong chi phí sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.20: Tổng hợp ý kiến người dân thử nghiệm giá nước vào chi phí sản xuất Khoản mục Đồng ý Không đồng ý Tổng Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Tần suất Tỷ lệ (%) Nhóm hộ nghèo 16 39 25 61 41 100 Nhóm hộ không nghèo 34 43 45 57 79 100 Tổng 50 41,7 70 58,3 120 100

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh năm 2009)

Khảo sát 120 hộ (Bảng 4.20), có 50 hộ cho rằng nên thử nghiệm giá nước vào trong chi phí sản xuất nông nghiệp và 70 hộ không đồng ý. Trong đó ở nhóm không hộ nghèo có 34 hộ đồng ý. Có lẻ, họ ý thức được nguồn nước ngầm là nguồn nước có thể bị cạn kiệt nếu chúng ta không biết cách bảo vệ. Mặt khác khi thử nghiệm giá nước thì giá nước phải trả rất phù hợp với thu nhập của người dân. Bên cạnh 34 hộ đồng ý thì cũng có đến 45 hộ thuộc nhóm hộ không nghèo không đồng ý áp dụng mô hình này vào chi phí sản xuất. Họ có kinh phí nhưng trình độ hiểu biết của số lượng nhóm hộ không nghèo này lại rất thấp, và cho rằng không cần phải chi trả cho khoảng tiền này. Tuy nhiên chỉ có 16 hộ ở nhóm hộ nghèo đồng ý khi đưa ra mô hình này và có đến 25 hộ không đồng ý. Vì, một mặt trình độ hiểu biết về nước ngầm, nắm bắt thông tin về nước ngầm của nhóm hộ nghèo rất thấp. Mặt khác kinh phí để họ đầu tư chi trả của họ không nhiều.

Kết quả khảo sát 120 hộ (Bảng 4.21), đồng ý đưa ra mức giá chi trả cho nước ngầm sau khi sử dụng, với mức giá cao nhất 3500 đồng/m3, trung bình mà nhóm hộ nghèo có thể chi trả được là mức giá 1006 đồng/m3.

Thực tế cho thấy hiện tại nguồn nước ngầm ở xã Long Sơn đang trong tình trạng báo động mạnh. Người dân ở đây khai thác và sử dụng nước ngầm vào trong sản xuất nông nghiệp một cách triệt để. Để có một biện pháp bảo vệ và quản lý nguồn nước ngầm tốt hơn thì người dân đưa ra ý kiến về thử nghiệm giá nước vào trong chi phí sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.21: Giá nước thử nghiệm theo quan điểm của người dân tại vùng nghiên cứu

Khoản mục Số hộ Thấp Trung bình Cao Độ lệch

chuẩn

Nhóm hộ nghèo 16 100 900 2500 804

Nhóm hộ không nghèo 34 200 1053 3500 985

Tổng 50 100 1006 3500 919

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Đối với cây đậu phộng

Đậu phộng là cây trồng rất thích hợp trên vùng đất giồng cát. Thời gian sinh trưởng của đậu phộng là 3 tháng. Lượng nước cần cung cấp cho đậu phộng sinh trưởng cũng rất nhiều, trung bình khoảng 5194m3/ha.

Từ kết quả (Bảng 4.22) cho thấy rằng lượng nước ngầm sử dụng cho đậu phộng một hecta trung bình người dân tưới khoảng 5194 m3, khi chưa áp dụng phí thì mỗi hecta người dân lời 21.365.000 đồng tức là khi người dân đầu tư 1 đồng vốn thì lời 0,87 đồng nhưng khi thu phí thử nghiệm với giá 100 đồng/m3 thì người dân bỏ ra 1 đồng vốn thì lời cũng còn rất cao 0,83 đồng và giảm dần khi đánh giá nước càng tăng đến mức giá 4000 đồng/m3 thì lợi nhuận của người dân càng giảm đến mức, khi bỏ ra 1 đồng vốn thì chỉ thu lại có 0,01 đồng.Và tăng mức giá nước lên 5000 đồng/m3 thì người nông dân sản xuất nông nghiệp không còn lời, mà ngược lại họ bị lỗ, khi bỏ ra 1 đồng vốn họ sẽ lỗ 0,09 đồng. Vì vậy mức giá mà mô hình dừng lại ở cây đậu phộng là 4000 đồng/m3.

Bảng 4.22: Thử nghiệm áp dụng giá nước vào chi phí sản xuất đậu phộng

(5194m3/ha) ĐVT: 1000đ/ha

Chỉ tiêu Tổng thu Tổng chi Trong đó chi phí sử dụng nước thử nghiệm(*) Lợi nhuận Tỷ số lời/vốn (BCR)

Giá hiện nay

0đ/m3 45.887 24.522 0 21.365 0,87 Giá thí nghiệm 100đ/m3 45.887 29.716 5.194 20.845,6 0,83 500đ/m3 45.887 27.119 2.597 18.768 0,69 1000đ/m3 45.887 29.716 5.194 16.171 0,54 2000đ/m3 45.887 34.910 10.388 10.977 0,31 3000đ/m3 45.887 40.104 15.582 5.783 0,14 4000đ/m3 45.887 45.298 20.776 589 0,01 5000đ/m3 45.887 50.492 25.970 -(4.605) -(0,09)

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

(*): Lượng nước * giá; BCR: Benefit – Cost Ratio

Đối với cây dưa hấu

Bảng 4.23:Thử nghiệm áp dụng giá nước vào chi phí sản xuất dưa hấu (5355m3/ha) ĐVT: 1000đ/ha

Chỉ tiêu Tổng thu Tổng chi Trong đó chi phí

sử dụng nước thử nghiệm(*)

Lợi nhuận Tỷ số lời/vốn

(BCR

Giá hiện nay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0đ/m3 62.556 26.517 0 36.039 1,36 Giá thí nghiệm 100đ/m3 62.556 27.052 535 35.499 1,31 500đ/m3 62.556 29.194 2.677 33.357 1,14 1000đ/m3 62.556 31.872 5.355 30.680 0,96 2000đ/m3 62.556 27.588 10.710 25.325 0,68 3000đ/m3 62.556 42.582 16.065 19.974 0,47 4000đ/m3 62.556 28.659 21.420 14.619 0,31 5000đ/m3 62.556 53.292 26.775 9.264 0,17 6000đ/m3 62.556 29.730 32.130 3.909 0,07 7000đ/m3 62.556 64.002 37.485 -(1.446) -(0,02)

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Thời gian sinh trưởng của cây dưa hấu là khoảng 60 ngày. Dưa hấu là loại cây rất cần nhiều nước cho cây phát triển và kết trái. Trung bình mỗi 1 hecta cần 5355m3. Lượng nước ngầm (bảng 4.23) cần sử dụng cho dưa hấu 1 hecta khoảng 5355 m3, khi chưa áp dụng thu phí nước ngầm vào chi phí sản xuất thì người dân bỏ ra 1 đồng vốn thu lại 1,36 đồng lời nhưng khi ta áp giá nước vào chi phí sản xuất của người dân thì mức thu lợi nhuận của người dân giảm xuống khi giá nước 100 đồng/m3 thì bỏ ra 1 đồng vốn thu lại được 1,31 đồng lời và khi giá nước được nâng dần lên ở mức giá 6000 đồng/m3 thì người dân bỏ ra 1 đồng vốn chỉ thu lại được 0,07 đồng lời. Nhưng khi mức giá tăng lên 7000 đồng/m3 thì chi phí sử dụng nước rất cao làm cho lợi nhuận của người sản xuất giảm nghiêm trọng. Khi bỏ ra 1 đồng vốn thì người nông dân sản xuất bị lỗ 0.02 đồng.

Đối với cây bắp (ngô)

Bảng 4.24: Thử nghiệm áp dụng giá nước vào chi phí sản xuất bắp (4332 m3/ha) ĐVT: 1000đ/ha

Chỉ tiêu Tổng thu Tổng chi Trong đó chi phí sử dụng nước thử nghiệm(*) Lợi nhuận Tỷ số lời/vốn (BCR)

Giá hiện nay

0đ/m3 59.942 21.829 0 38.113 1,75 Giá thí nghiệm 100đ/m3 59.942 26.161 433,2 37.680 1,69 500đ/m3 59.942 23.995 2.166 35.947 1,49 1000đ/m3 59.942 26.161 4.332 33.781 1,29 2000đ/m3 59.942 30.493 8.664 29.449 0,97 3000đ/m3 59.942 34.825 12.996 25.117 0,72 5000đ/m3 59.942 39.157 17.328 20.785 0,53 5000đ/m3 59.942 23.995 21.660 16.453 0,38 6000đ/m3 59.942 47.821 25.992 12.121 0,25 7000đ/m3 59.942 52.153 30.324 7.789 0,15 8000đ/m3 59.942 56.485 34.656 3.457 0,06 9000đ/m3 59.942 60.817 38.988 -(875) -(0,01)

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

(*): Lượng nước * giá; BCR: Benefit – Cost Ratio

Cây bắp, là một trong những cây trồng chủ yếu của xã Long Sơn. Lượng nước trung bình cần cung cấp cho 1 hecta bắp là 4332m3.

Từ kết quả (bảng 4.24), cho thấy rằng để trồng 1 hecta bắp thì trung bình ta cần khoảng 4332 m3, khi ta chưa áp dụng phí vào chi phí sản xuất của nông dân thì người nông dân bỏ ra 1đồng vốn thì thu được 1,75 đồng lời nhưng khi ta định giá nước vào chi phí sản xuất của người dân ở mức giá 100 đồng/m3 thì người dân bỏ 1 đồng vốn thì thu được 1,69 đồng lời và tiếp tục áp giá nước vào chi phí sản xuất của người dân đến 8000 đồng/m3 thì lợi nhuận của người dân cũng giảm dần, bỏ ra 1 đồng vốn chỉ thu lại được 0,06 đồng lời. Khi mức giá được nâng lên 9000 đồng/m3, người sản xuất không còn lời, bỏ ra 1 đồng vốn thì người dân lỗ 0,01 đồng.

 Từ kết quả (Bảng 4.22; 4.23; 4.24), cho thấy sau khi điều tra 120 phiếu thì việc sử dụng lượng nước ngầm cho từng loại cây khác nhau: Cây dưa hấu cần nhiều nước nhất, trung bình 1 hecta khoảng 5355 m3, đậu phộng thì trung bình khoảng 5194 m3, bắp trung bình khoảng 4332 m3.

Mỗi 1 loại cây trồng thì có 1 mức giá làm cho lợi nhuận của người dân âm. Vì vậy, để áp dụng mô hình thử nghiệm giá nước vào trong chi phí sản xuất nông nghiệp, cần phải lựa chọn thích hợp cho người dân sản xuất phải có lời. Vậy thì từ kết quả thử nghiệm áp dụng giá nước và ý kiến (Bảng 4.21) của người dân đưa ra mức giá thử nghiệm, cho thấy ở mức giá từ 100 đồng/m3 đến 1000 đồng/m3 không những mang lại lợi nhuận cho người nông dân mà còn mang lại hiệu quả, từ việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm, giúp người dân có ý thức trong sử dụng nước ngầm hơn đồng thời nhà nước còn có thể quản lý, bảo vệ được nguồn nước ngầm phong phú mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người một cách tốt nhất.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Từ kết quả điều tra, khảo sát, phân tích hiện trạng sử dụng và thử nghiệm tính giá nước vào giá thành sản xuất của cây màu đã đưa đến một số kết luận như sau:

 Xã Long Sơn là nơi có đông người dân tộc Khmer sinh sống, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân ở đây chủ yếu là dựa vào hoạt động nông trại, một phần là hoạt động ngoài nông trại chỉ nguồn thu nhập là thứ yếu. Diện tích đất trung bình giữa hộ nghèo và hộ không nghèo chênh lệch nhau rất nhiều.

 Nước ngầm vẫn chưa được quan tâm và quản lý, bảo vệ khai thác hợp lý. Hiện tại thì vẫn chưa có một cơ quan ban ngành nào ở địa phương quản lý việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm. Nguồn nước ngầm đang bị khai thác và sử dụng rất bừa bãi của người dân xã Long Sơn nói riêng và cả nước nói chung.

 Nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm rất là hạn chế, chưa nhận thức về nguồn tài nguyên nước ngầm có thể bị cạn kiệt và ô nhiễm trong thời gian tới này.

 Cây trồng được gieo trồng trên vùng đất giồng cát ở xã Long Sơn chủ yếu là dưa hấu, đậu phộng, bắp. Thường người dân sử dụng lượng nước ngầm nhiều nhất cho rau màu. Cây dưa hấu là loài cây sử dụng nhiều nước nhất, trung bình khoảng 5355 m3/ha, kế đó là cây đậu phộng 5194 m3/ha, cây bắp trung bình sử dụng 4332 m3/ha. Lượng nước ngầm sử dụng cho đậu phộng và dưa hấu, duy nhất chỉ có lượng nước sử dụng cho dưa hấu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như nhóm hộ, diện tích đất gieo trồng, trình độ học vấn. Ngoài ra, đậu phộng không có một yếu tố nào ảnh hưởng đến lượng nước ngầm sử dụng.

 Tình trạng khai thác và sử dụng nước ngầm ở xã Long Sơn nói riêng và ở tỉnh Trà Vinh nói chung một cách triệt để hơn. Chính vì vậy, sau khi lấy ý kiến của người dân nơi địa bàn nghiên cứu, cho thấy có khoảng 42% người đồng ý sẵn lòng chi trả phí sử dụng nước ngầm, để bảo vệ, nâng cao ý thức người dân và giúp nhà nước quản lý tài nguyên nước ngầm tốt hơn.

5.2 Kiến nghị

 Các cán bộ địa phương trong tỉnh Trà Vinh nói chung huyện Cầu Ngang nói riêng cần có biện pháp thích hợp nhằm mục đích quản lý việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm một cách hợp lý và lâu dài.

 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giáo dục tuyên truyền vận động nhân dân ý thức chấp hành các quy định khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm.

 Nên nghiên cứu thêm về xây dựng một cơ quan chuyên trách quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương. Kiểm tra chặt chẽ các dự án cấp nước và định chế chế độ khai thác nước ngầm, nhằm phòng tránh nguy cơ các tầng chứa nước bị nhiễm bẩn, nguy cơ cạn kiệt. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khoan giếng trái phép.

 Nhà nước cần kiểm tra chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng nguồn nước ngầm cho sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nạo vét các kênh mương thủy lợi để người dân giảm bớt sử dụng nguồn nước ngầm trong việc tưới tiêu.

 Từng bước chuyển từ dịch vụ cấp nước miễn phí sang hình thức thu tiền và hưởng các chế độ ưu đãi về vốn, thuế, để mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cũng như tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cung cấp nước sạch ngày càng nhiều hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL (Trang 50)