Nguồn lực liên quan đến sử dụng nước ngầm trong gia đình

Một phần của tài liệu Luận văn khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL (Trang 37)

Dụng cụ trữ nước sử dụng trong nông hộ

Địa bàn khảo sát nằm trong khu vực nước trời, nguồn nước uống hoặc từ nước ngầm hoặc từ nước mưa. Trong tình trạng nước ngầm bị sụt giảm và chất lượng nước có vấn đề, vấn đề trữ nước mưa cho sinh hoạt và uống trong mùa không cũng là một biện pháp ứng phó quan trọng. Tuy nhiên các dụng cụ và phương tiện trữ nước cũng còn rất hạn chế. Bảng 4.8 dưới đây cho thấy rằng chỉ khoảng 44% số hộ có bể chứa nước, trong đó nhóm hộ nghèo có bể chứa nước chỉ chiếm tỷ lệ 29,3%. Trong 120 hộ khảo sát, chỉ có 9 hộ có bể chứa nước lớn bằng bêtông và 86 hộ có bể chứa nước nhỏ. Đồng thời số liệu điều tra cũng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ các bể chứa nước có giá trị giữa nhóm hộ nghèo và nhóm không nghèo. Nhóm hộ không nghèo có tỷ lệ số hộ có bể chứa nước lớn và nhỏ nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo (Bảng 4.8).

Loại đất Bể chứa nước lớn Bể chứa nước nhỏ Có Không < 6 6-11 11< Nhóm hộ nghèo + Tần số 12 29,3 26 1 0 + Tỷ lệ (%) 29 72,8 93,6 3,7 0 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 39 40 44 13 2 + Tỷ lệ (%) 49,4 50,6 74,6 22 3,4 Tổng 53 69 27 59 86

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Các loại giếng

Theo như bảng 4.9, kết quả cho thấy thì số người không có giếng chiếm 24,2%, hộ có giếng nhà chiếm đến 72,5%, số hộ sử dụng giếng hàng xóm chiếm gần 3%, số hộ sử dụng giếng công cộng thì rất ít chỉ chiếm không tới 1%. Sự chênh lệch giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo về số lượng giếng khoan trên hộ rất nhiều.

Bảng 4.9: Phân loại sở hữu giếng khoan phân theo nhóm hộ Nguồn gốc giếng Không

có giếng Giếng nhà Giếng hàng xóm Giếng công Tổng Nhóm hộ nghèo + Tần số 16 22 2 1 41 + Tỷ lệ (%) 39 53,7 4,9 2,4 100 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 13 65 1 0 79 + Tỷ lệ (%) 16,5 82,2 1,3 0 100 Tổng số giếng 29 87 3 1 120

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh năm 2009)

Đối với nhóm hộ không nghèo do họ có vốn nên việc khoan giếng để phục vụ cho sinh hoạt gia đình nên số hộ có giếng nhà chiếm đến 64 hộ (81%) , rất ít hộ sử dụng giếng hàng xóm và càng không quan tâm đến giếng công cộng.. Đối với nhóm hộ nghèo thì giếng nhà có 23 hộ (56,1%), có 1 hộ sử dụng giếng công cộng (1,3%), và 2 hộ sử dụng giếng hàng xóm (khoảng 5%). Và gần 100% hộ sử dụng nước ngầm bằng giếng khoan không có thiết bị để đo lượng nước sử dụng.

Giếng khoan dùng để lấy nước ngầm ở tầng sâu phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Phần lớn các hộ đều có giếng khoan, chiếm 78,3% số hộ điều tra. Trong nhóm hộ có giếng khoan thì hơn phân nửa (54,3%) có 1 giếng/hộ, trong khi đó trên 40% số hộ có từ 2 giếng khoan trở lên. Điều này nói lên rằng các hộ đã sử dụng giếng khoan để khai thác nguồn nước ngầm là rất mạnh mẽ. Đối với nhóm hộ không nghèo tỷ lệ số hộ có trên 2 giếng khoan/hộ là rất lớn. Thậm chí số hộ có trên 3 giếng khoan/hộ lên đến trên 15% số hộ. (Bảng 4.10)

Bảng 4.10: Số lượng giếng khoan phân theo nhóm hộ

Số lượng giếng 1 2 3 4 5 Tổng Nhóm hộ nghèo + Tần số 16 7 2 0 0 25 + Tỷ lệ (%) 64 28 8 0 0 100 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 35 22 7 4 1 69 + Tỷ lệ (%) 50,7 31,9 10,1 5,8 1,4 100 Tổng số giếng 51 29 9 4 1 94

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Giếng hộc và giếng đất

Giếng hộc được sử dụng để lấy nước mặt và có tỷ lệ số hộ sử dụng ngày càng ít.

Bảng 4.11: Số lượng giếng hộc và giếng đất phân theo nhóm hộ

Loại giếng Giếng hộc Giếng đất

Số lượng giếng/hộ 1 4 1 3 4 Nhóm hộ nghèo + Tần số 13 1 5 0 0 + Tỷ lệ (%) 92,9 7,1 100 0 0 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 22 0 2 1 1 + Tỷ lệ (%) 100 0 50 25 25 Tổng số giếng 35 1 7 1 1

(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)

Ở bảng 4.11 cho thấy chỉ có tổng cộng 36 hộ có sử dụng giếng hộc để lấy nước uống. Trong hầu hết các trường hợp có giếng hộc đều làm bằng ống pi bê tông, và các hộ này cho rằng chất lượng nước ở giếng hộc dùng làm nước uống tốt hơn so

với nước ngầm từ giếng khoan. Tuy nhiên về mùa khô, nguồn nước ở giếng hộc đôi khi bị cạn kiệt.

Giếng đất hiện nay rất ít hộ sử dụng vì các hạn chế về độ sâu của nó trong khi về mùa khô nguồn nước mặt rất hạn chế. Các hộ còn giếng hộc chủ yếu là do nó còn sót lại và đang được tận dùng vào những thời điểm nhất định vì khả năng lấy nước phục vụ tưới cho cây trồng là rất hạn chế. Bảng 4.11 dưới đây cho thấy rằng chỉ có tổng cộng 9 hộ còn sử dụng giếng đất.

Một phần của tài liệu Luận văn khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w