4.1.1 Nguồn lực con người và xã hội
Tuổi và giới tính chủ hộ
Kết quả điều tra 120 hộ trên địa bàn nghiên cứu có 41 hộ nghèo và 79 hộ không nghèo. Chủ hộ trong gia đình đa phần là nam giới có 101 hộ (chiếm 84,2%), chỉ có 19 hộ là nữ làm chủ hộ (chiếm 15,8%). Phần lớn tuổi chủ hộ là những người có độ tuổi từ 53- 72 tuổi (chiếm 62,5%), kế tiếp là số chủ hộ có độ tuổi trên 72 (chiếm 29,2%), còn lại là độ tuổi 27-52 tuổi (chiếm rất ít gần 9%) (Bảng 4.1).
Bảng 4.1: Phân bố tuổi và giới tính theo 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo
Độ tuổi 27-52 53-72 73-92 Tổng Nhóm hộ nghèo 2 31 8 41 + Nam 2 27 4 33 + Nữ 0 4 4 8 Nhóm hộ không nghèo 8 44 27 79 + Nam 6 39 23 68 + Nữ 2 5 4 11
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Trình độ học vấn chủ hộ phân theo nhóm hộ
Trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu là cấp 1 có 51 hộ (chiếm 42,5%), cấp 2 có 29 hộ (chiếm 24,2%), trình độ cấp 3 có 16 hộ (chiếm 13,3%), còn lại là đại học – cao đẳng (ĐH-CĐ) có 6 hộ (chiếm 5%), đặc biệt trong đó có 18 hộ mù chữ (chiếm 18%). (Bảng 4.2)
Trong 102 hộ có trình độ học vấn thì ở nhóm hộ không nghèo, có 36 hộ có trình độ cấp 1 (chiếm 45,6%), 20 hộ có trình độ cấp 2 (chiếm 25,3%), 10 hộ có trình độ cấp 3 và trình độ ĐH-CĐ có 5 hộ (chiếm 7%), còn lại 8 hộ mù chữ. Nhóm hộ nghèo, trình độ cấp 1 là chủ yếu 15 hộ, kế đó là mù chữ chiếm đến 24,2%, còn lại khoảng 35% trình độ cấp 2 và cấp 3, trình độ ĐH-CĐ chỉ chiếm 3,2%.
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm hộ Trình độ học vấn Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 ĐH-CĐ Tổng Tổng 18 51 29 16 6 120 Nhóm hộ nghèo + Tần số 10 15 9 6 1 41 + Tỷ lệ (%) 24,4 36,6 22 14,6 2,4 100 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 8 36 20 10 5 79 + Tỷ lệ (%) 10,1 45,6 25,3 12,7 6,3 100
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Trình độ văn hóa của chủ hộ phân theo nhóm dân tộc
Trên địa bàn nghiên cứu, thì nhóm người dân tộc Khmer chiếm tỷ lệ rất cao gần 35% trong tổng số 120 hộ được phỏng vấn.
Hình 4.5: Trình độ học vấn của chủ hộ phân theo nhóm dân tộc
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Thông tin về thành viên nông hộ
Bảng 4.3, trong 120 hộ điều tra ở địa bàn nghiên cứu có tổng số thành viên trong là
141 hộ nghèo và 272 hộ không nghèo.
Trong đó thành viên có độ tuổi trong khoảng 16-55 chiếm gần 69%, đây là nhóm lực lượng phụ giúp gia đình và tạo ra nguồn thu nhập gia đình. Số thành viên còn
nhỏ và quá tuổi lao động chiếm gần 31%. Trong tổng số 413 thành viên khảo sát trong 120 hộ thì có khoảng 60% là nữ còn lại chỉ có khoảng 40% là nam.
Bảng 4.3: Phân bố tuổi và giới tính theo 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo
Độ tuổi 1-15 16-55 55 < Tổng Nhóm hộ nghèo 43 117 4 141 + Nam 17 36 1 54 + Nữ 26 81 3 110 Nhóm hộ không nghèo 59 166 24 164 + Nam 34 49 4 87 + Nữ 25 117 20 162 Tổng 102 283 28 413
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Số thành viên trong gia đình
Số người trong một nông hộ nhiều hay ít cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng nước sinh hoạt và sản xuất hằng ngày.
Hình 4. 6: Phân bố nhân khẩu trong nông hộ theo nhóm hộ
Qua khảo sát 120 hộ, có 71 hộ (chiếm 59,2%) có tổng nhân khẩu nhỏ hơn 4, có 41 hộ (chiếm 34,1%) có tổng số nhân khẩu từ 4 – 6, còn lại 8 hộ (chiếm 6,7%) có tổng nhân khẩu lớn hơn 6 người (Hình 4.6)
Ở nhóm hộ không nghèo, có 46 hộ có tổng số nhân khẩu nhỏ hơn 4, có 27 hộ có từ 4-6 nhân khẩu, có 6 hộ có tổng số nhân khẩu nhiều hơn 6 người. Ở nhóm hộ nghèo, có 25 hộ có tổng số nhân khẩu ít hơn 4 người, có 14 hộ có số nhân khẩu từ 4-6 người, chỉ có 2 hộ có tổng số nhân khẩu nhiều hơn 6 người.
Trong đó ở nhóm hộ không nghèo thì dân tộc Kinh chiếm 67,1%, còn dân tộc Khmer chiếm gần 33%. Còn nhóm hộ nghèo thì khoảng 68% hộ thuộc dân tộc Kinh, gần 32% dân tộc Khmer. Trong phạm vi gia đình, ở nhóm hộ người Kinh có 2 người đi học, trong khi đó số người đi học ở nhóm hộ người Khmer ít hơn, với chỉ 1 người. (Hình 4.5).
Nhóm hộ thuộc dân tộc Kinh thì số lượng chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn nhóm hộ thuộc dân tộc Khmer. Phần lớn thì 2 nhóm dân tộc này có trình độ học vấn chủ yếu là cấp 1 có đến 53 hộ/120 hộ. Dân tộc Kinh có 81 hộ trong đó gần 28 hộ có trình độ cấp 1, có 24 hộ có trình độ học vấn cấp 2, gần 14 hộ có trình độ cấp 3 và gần 6 hộ có trình độ ĐH-CĐ và gần 9 hộ mù chữ. Dân tộc Khmer thì có 39 hộ, trong đó có 25 hộ có trình độ học vấn cấp 1, chỉ có 5 hộ có trình độ học vấn cấp 2, và chỉ có 2 hộ có trình độ học vấn cấp 3 và không có hộ nào có trình độ ĐH-CĐ, nhưng hộ mù chữ thì có 7 hộ.
Người Khmer có trình độ học vấn thấp hơn người Kinh. Điều này cũng ảnh hưỡng đến việc sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Người có trình độ học vấn cao thì nhận thức và sự hiểu biết của họ sẽ cao hơn rộng hơn nhóm người có trình độ học vấn thấp.
Trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình
Qua kết quả điều tra 120 hộ, nhìn chung ở cả 2 nhóm hộ thì trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình đều rất thấp, nên sự hiểu biết và nhận thức của họ còn rất hạn chế. Phần lớn chỉ ở mức cấp 1 và cấp 2 (chiếm 58%), cấp 3 (chiếm gần 20%), trình độ ĐH-CĐ thì chỉ có 8% thành viên và tới 15% thành viên bị mù chữ.
(Bảng 4.4)
Nhóm hộ không nghèo thì trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình thì cao hơn ở nhóm hộ nghèo. Ở nhóm hộ không nghèo có tổng số là 272 người, trong đó
cấp 1 và cấp 2 chiếm 53%, cấp 3 tương đối chiếm 24%, trình độ ĐH-CĐ có 10%, còn lại là số thành viên bị mù chữ và còn nhỏ chiếm tới gần 13%. Còn ở nhóm hộ nghèo thì tỷ lệ mù chữ và còn nhỏ tới 20%, cấp 1 chiếm cao nhất 37%, trình độ ĐH- CĐ chiếm 3%.
Bảng 4.4: Trình độ học vấn của thành viên trong gia đình phân theo nhóm hộ Trình độ học vấn Mù chữ và còn nhỏ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 ĐH-CĐ Tổng Tổng cộng + Tần suất 62 117 121 80 33 413 + Tỷ lệ (%) 100 100 100 100 100 100 Nhóm hộ nghèo + Tần suất 28 52 42 15 4 141 + Tỷ lệ (%) 45,2 44,4 34,7 18,8 12,9 34,1 Nhóm hộ không nghèo + Tần suất 34 65 79 65 29 272 + Tỷ lệ (%) 54,8 55,6 65,3 81,3 87,1 65,9
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng nước ngầm và trình độ học vấn của các thành viên trong gia đình đó cũng là một chỉ tiêu được xem xét, các thành viên ở nông hộ có tham gia trực tiếp vào quá trình sử dụng nước ngầm hay không cũng phần nào tác động đến việc ra quyết định sử dụng nước ngầm của nông hộ, nếu trình độ học vấn của nông hộ cao thì khả năng mang đến những tác động tốt trong việc sử dụng nước ngầm ở nông hộ hơn là trình độ thấp.
Nghề nghiệp các thành viên trong nông hộ
Trong tổng số thành viên của 120 hộ khảo sát là 413 người, thì phần lớn nghề nghiệp chính của họ chủ yếu là nghề nông và một số thành viên tận dụng những thời gian nhàn rỗi, sau khi thu hoạch mùa vụ xong thì họ làm thêm những ngành nghề khác như: Làm công nhật, buôn bán nhỏ. Một số người không có đất hoặc gia đình khó khăn, sức khỏe không phù hợp với ngành nghề nông nghiệp thì họ đi đến những công ty - xí nghiệp làm công nhân và một số người có bằng cấp, trình độ hiểu biết họ làm công nhân viên chức nhà nước. Có đến 53 người vừa làm nghề nông vừa làm thêm công việc khác để tăng thu nhập gia đình thường thì nơi làm việc của họ tập trung ở tại địa phương.
Bảng 4.5: Ngành nghề chính của thành viên nông hộ phân theo nơi làm việc
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Tham dự lớp tập huấn
Trong 120 hộ khảo sát tại vùng điều tra, có lẻ vì đây là vùng đất thuận lợi cho việc trồng lúa nước và rau màu nên phần lớn người dân ở đây chủ yếu tham gia lớp tập huấn lúa nhiều nhất, có đến 56 hộ dự lớp tập huấn lúa, và tiếp là dự lớp tập huấn rau màu, có 48 hộ dự lớp tập huấn này. Để có kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi và thủy sản phục vụ cho mô hình nhỏ lẻ trong gia đình nên có rất ít hộ tham dự vào lớp tập huấn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Qua bảng 4.6, những lớp tập huấn (lúa, rau màu, thủy sản, chăn nuôi) đều tập trung ở nhóm hộ không nghèo.
Bảng 4.6: Dự các loại lớp tập huấn phân theo nhóm hộ
Lớp tập huấn Lúa Rau màu Chăn nuôi Thủy sản
Nhóm hộ nghèo
+ Số lần dự 46 35 18 22
Nhóm hộ không nghèo
+ Số lần dự 10 13 6 7
TB số lần/hộ 5,48 6,06 3,00 3,55
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
4.1.2 Sở hữu đất đai của nông hộ
Diện tích đất đai trung bình trên hộ là 13.564 m2, trong đó phần lớn diện tích được sử dụng cho trồng lúa với 8.100m2/hộ, kế đến là đất trồng rau màu với 3.019 m2, đất thủy sản và đất ở. Ngành nghề chính Nơi làm việc Tại địa phương Trong tỉnh Ngoài tỉnh Tổng Nông nghiệp 197 2 1 200 Làm công nhật 9 2 11 Công nhân 3 3 23 29 Công chức 7 11 3 21 Dịch vụ 1 2 5 8 Buôn bán nhỏ 8 1 9 Học sinh 42 4 3 49 Còn nhỏ 12 12 Già 10 10 NN với ngành nghề khác 40 3 11 54 Tổng 339 26 48 413
Diện tích đất trung bình trên hộ có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo. Ở nhóm hộ nghèo, đất trung bình trên hộ là 6.375 m2/hộ mà phần lớn cũng dành cho sản xuất lúa. Trong khi đó nhóm hộ không nghèo có diện tích trung bình lớn gần gấp 3 lần nhóm hộ nghèo với 17.295 m2/hộ và phần lớn cũng dành sản xuất lương thực. Ở nhóm hộ không nghèo, diện tích dùng sản xuất thủy sản chiếm vị trí quan trọng thứ nhì sau diện tích lúa, trong khi đó đối với nhóm hộ nghèo diện tích rau màu là quan trọng chỉ sau đất lúa.
Kết quả khảo sát 120 hộ cho thấy có khoảng 85% các phần đất ở và đất sản xuất mà các hộ đang sử dụng chủ yếu là có nguồn gốc từ việc thừa kế lại của ông bà, cha mẹ và mua được, 15% là vừa mua, vừa thừa kế và được cấp.
Bảng 4.7: Diện tích đất đai phân theo nhóm hộ (m2/hộ)
Loại đất Đất lúa Đất rau
màu Đất thủy sản Đất ở Tổng Nhóm hộ nghèo + Diện tích TB/hộ 3.354 1.332 732 958 6.375 Nhóm hộ không nghèo + Diện tích TB/hộ 1.0563 2.372 2.744 1.616 17.295 Tổng diện tích TB 8.100 3.019 2.057 1.391 13564
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
4.1.3 Nguồn lực liên quan đến sử dụng nước ngầm trong gia đìnhDụng cụ trữ nước sử dụng trong nông hộ Dụng cụ trữ nước sử dụng trong nông hộ
Địa bàn khảo sát nằm trong khu vực nước trời, nguồn nước uống hoặc từ nước ngầm hoặc từ nước mưa. Trong tình trạng nước ngầm bị sụt giảm và chất lượng nước có vấn đề, vấn đề trữ nước mưa cho sinh hoạt và uống trong mùa không cũng là một biện pháp ứng phó quan trọng. Tuy nhiên các dụng cụ và phương tiện trữ nước cũng còn rất hạn chế. Bảng 4.8 dưới đây cho thấy rằng chỉ khoảng 44% số hộ có bể chứa nước, trong đó nhóm hộ nghèo có bể chứa nước chỉ chiếm tỷ lệ 29,3%. Trong 120 hộ khảo sát, chỉ có 9 hộ có bể chứa nước lớn bằng bêtông và 86 hộ có bể chứa nước nhỏ. Đồng thời số liệu điều tra cũng cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ các bể chứa nước có giá trị giữa nhóm hộ nghèo và nhóm không nghèo. Nhóm hộ không nghèo có tỷ lệ số hộ có bể chứa nước lớn và nhỏ nhiều hơn so với nhóm hộ nghèo (Bảng 4.8).
Loại đất Bể chứa nước lớn Bể chứa nước nhỏ Có Không < 6 6-11 11< Nhóm hộ nghèo + Tần số 12 29,3 26 1 0 + Tỷ lệ (%) 29 72,8 93,6 3,7 0 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 39 40 44 13 2 + Tỷ lệ (%) 49,4 50,6 74,6 22 3,4 Tổng 53 69 27 59 86
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Các loại giếng
Theo như bảng 4.9, kết quả cho thấy thì số người không có giếng chiếm 24,2%, hộ có giếng nhà chiếm đến 72,5%, số hộ sử dụng giếng hàng xóm chiếm gần 3%, số hộ sử dụng giếng công cộng thì rất ít chỉ chiếm không tới 1%. Sự chênh lệch giữa nhóm hộ nghèo và không nghèo về số lượng giếng khoan trên hộ rất nhiều.
Bảng 4.9: Phân loại sở hữu giếng khoan phân theo nhóm hộ Nguồn gốc giếng Không
có giếng Giếng nhà Giếng hàng xóm Giếng công Tổng Nhóm hộ nghèo + Tần số 16 22 2 1 41 + Tỷ lệ (%) 39 53,7 4,9 2,4 100 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 13 65 1 0 79 + Tỷ lệ (%) 16,5 82,2 1,3 0 100 Tổng số giếng 29 87 3 1 120
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh năm 2009)
Đối với nhóm hộ không nghèo do họ có vốn nên việc khoan giếng để phục vụ cho sinh hoạt gia đình nên số hộ có giếng nhà chiếm đến 64 hộ (81%) , rất ít hộ sử dụng giếng hàng xóm và càng không quan tâm đến giếng công cộng.. Đối với nhóm hộ nghèo thì giếng nhà có 23 hộ (56,1%), có 1 hộ sử dụng giếng công cộng (1,3%), và 2 hộ sử dụng giếng hàng xóm (khoảng 5%). Và gần 100% hộ sử dụng nước ngầm bằng giếng khoan không có thiết bị để đo lượng nước sử dụng.
Giếng khoan dùng để lấy nước ngầm ở tầng sâu phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng. Phần lớn các hộ đều có giếng khoan, chiếm 78,3% số hộ điều tra. Trong nhóm hộ có giếng khoan thì hơn phân nửa (54,3%) có 1 giếng/hộ, trong khi đó trên 40% số hộ có từ 2 giếng khoan trở lên. Điều này nói lên rằng các hộ đã sử dụng giếng khoan để khai thác nguồn nước ngầm là rất mạnh mẽ. Đối với nhóm hộ không nghèo tỷ lệ số hộ có trên 2 giếng khoan/hộ là rất lớn. Thậm chí số hộ có trên 3 giếng khoan/hộ lên đến trên 15% số hộ. (Bảng 4.10)
Bảng 4.10: Số lượng giếng khoan phân theo nhóm hộ
Số lượng giếng 1 2 3 4 5 Tổng Nhóm hộ nghèo + Tần số 16 7 2 0 0 25 + Tỷ lệ (%) 64 28 8 0 0 100 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 35 22 7 4 1 69 + Tỷ lệ (%) 50,7 31,9 10,1 5,8 1,4 100 Tổng số giếng 51 29 9 4 1 94
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Giếng hộc và giếng đất
Giếng hộc được sử dụng để lấy nước mặt và có tỷ lệ số hộ sử dụng ngày càng ít.
Bảng 4.11: Số lượng giếng hộc và giếng đất phân theo nhóm hộ
Loại giếng Giếng hộc Giếng đất
Số lượng giếng/hộ 1 4 1 3 4 Nhóm hộ nghèo + Tần số 13 1 5 0 0 + Tỷ lệ (%) 92,9 7,1 100 0 0 Nhóm hộ không nghèo + Tần số 22 0 2 1 1 + Tỷ lệ (%) 100 0 50 25 25 Tổng số giếng 35 1 7 1 1
(Nguồn: Điều tra 120 hộ tại xã Long Sơn huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh, 2009)
Ở bảng 4.11 cho thấy chỉ có tổng cộng 36 hộ có sử dụng giếng hộc để lấy nước uống. Trong hầu hết các trường hợp có giếng hộc đều làm bằng ống pi bê tông, và các hộ này cho rằng chất lượng nước ở giếng hộc dùng làm nước uống tốt hơn so
với nước ngầm từ giếng khoan. Tuy nhiên về mùa khô, nguồn nước ở giếng hộc đôi khi bị cạn kiệt.
Giếng đất hiện nay rất ít hộ sử dụng vì các hạn chế về độ sâu của nó trong khi về