Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng nước ngầm

Một phần của tài liệu Luận văn khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL (Trang 46)

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng nguồn nước ngầm trong sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như: Nhóm hộ, dự lớp tập huấn kỹ thuật, trình độ học vấn, mùa vụ gieo trồng, độ cao đất, diện tích gieo trồng,…Ở đây, do mức độ ảnh hưởng của biến độc lập với mức độ biến phụ thuộc khác nhau nên từng loại cây có những yếu tố khác nhau. Đồng thời do một số giới hạn nên phương trình hồi quy không nghiên cứu hết tất cả các loại cây trồng ở xã Long Sơn mà chỉ nghiên cứu

lượng nước ngầm sử dụng trên cây dưa hấu và cây đậu phộng với các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Dưới đây là hàm hồi quy đa biến biểu diễn mối tương quan giữa lượng nước ngầm sử dụng cho dưa hấu, đậu phộng, và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước sử dụng.

Phương trình hồi quy có dạng:

Y = a + b1X1 + b2X2 + b3X3+ b4X4+b5X5+b6X6

Trong đó:

Y: Lượng nước ngầm sử dụng (m3/ha) X1: Nhóm hộ (nghèo = 0, không nghèo = 1)

X2: Trình độ học vấn của chủ hộ (từ mù chữ đến lớp 12) X3: Diện tích đất gieo trồng dưa hấu

X4: Lớp tập huấn rau màu (từ 0 đến 20) X5: Độ cao của đất

X6: Mùa vụ a: Hằng số

a/ Cây dưa hấu

Trong 120 hộ điều tra có 26 hộ trồng dưa hấu. Nước ngầm là nguồn nước cung cấp quan trọng nhất cho dưa hấu khi không có mưa. Dưa hấu là loại cây trồng cần rất nhiều nước, thời gian sinh trưởng của cây tối đa là 2 tháng nên lượng nước ngầm cung cấp rất đáng kể. Tuy nhiên số lượng nước ngầm mà hộ sử dụng không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố mà chúng tôi đã đưa ra. Sau khi chạy hồi quy trên phần mềm SPSS, kết quả các hệ số của hàm hồi quy đa biến như sau (xem kết quả chi tiết ở phần phụ lục): Phương trình hồi quy tuyến tính

Y = 11953 – 7453X1 – 865X2 + 673 X3 [p= 0,202; R2 = 0,19] (0,026) (0,070) (0,087) (0,068)

(Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là giá trị P)

Giá trị xác suất (P) là (0,070); (0,087); (0,068) và (0,026) cho lần lượt các biến số nhóm hộ, trình độ học vấn, diện tích gieo trồng và hằng số. Hầu hết các biến này đều có ảnh hưởng đến lượng nước ngầm sử dụng cho dưa hấu với độ ý nghĩa thống

kê từ 90% đến 95%. Mặc dù vậy, đối với mô hình hồi quy này với R2 bằng 0,19 nên chỉ có 19% lượng nước ngầm sử dụng biến động bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố nhóm hộ, trình độ học vấn và diện tích đất canh tác. Số còn lại 81% là do các nhân tố khác ảnh hưởng.

Phương trình hồi quy lượng nước tưới cho cây dưa hấu cho thấy, lượng nước sử dụng cho dưa hấu có mối quan hệ tỷ lệ thuận với diện tích trồng dưa hấu (X3), diện tích càng lớn thì lượng nước sử dụng trung bình trên đơn vị diện tích sẽ tăng lên. Điều này có lẻ do diện tích càng tăng, vấn đề chăm sóc, quản lý nước không đảm bảo, gây nên tình trạng hao hụt nước nhiều hơn so với hộ có diện tích nhỏ nằm trong phạm vi hộ dễ dàng quản lý. Ngược lại, các yếu tố trình độ học vấn và kinh tế hộ có tác động nghịch đến số lượng nước sử dụng trên đơn vị diện tích canh tác. Học vấn càng cao, hộ càng có kinh tế khá càng sử dụng ít nước hơn so với hộ có trình độ học vấn của chủ hộ thấp và kinh tế nghèo. Điều này có lẻ liên quan đến ý thức của người dân sẽ tốt hơn trong việc sử dụng nước khi họ có học vấn cao và hiểu biết nhiều về tầm quan trọng và giá trị của nguồn nước. Bên cạnh đó, kinh tế hộ càng cao thì có điều kiện sử dụng màng phủ nilon trong canh tác dưa hấu làm cho lượng nước thất thoát ít đi so với canh tác không có màng phủ nilon.

b/ Cây đậu phộng

Điều tra 120 hộ,có 27 hộ trồng đậu phộng. Thời gian sinh trưởng kéo dài khoảng 3 tháng, mà nguồn nước sử dụng cho đậu phộng ở nơi đây chủ yếu là nước ngầm. Tuy nhiên số lượng nước ngầm mà hộ sử dụng không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố mà chúng tôi đã đưa ra. Để có được kết quả tốt hơn, bằng phương pháp loại trừ dần (backward elimination) các biến không có ý nghĩa, nhưng cuối cùng thì lượng nước ngầm phục vụ cho cây đậu phộng vẫn không phụ thuộc vào các yếu như: Nhóm hộ (X1), trình độ học vấn (X2), diện tích đất gieo trồng (X3), lớp tập huấn rau màu (từ 0 đến 20) (X4), độ cao của đất (X5), mùa vụ (X6). Sau khi chạy hồi quy phương pháp loại trừ dần trên phần mềm SPSS, kết quả các hệ số của hàm hồi quy đa biến như sau (xem kết quả chi tiết ở phần phụ lục):

Phương trình hồi quy tuyến tính

Y = 11673 – 4741 X1 – 115X2 – 2036X3 – 162X4 – 987 X5 + 606 X6

[P = 0,528; R2 = 0,35]

(Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là gia trị P)

Giá trị xác suất P là (0,237); (0,187; (0,701; (0,559; (0,684); (0,692); (0,625) và

(0,237) lần lượt là biến nhóm hộ, biến trình độ học vấn, biến diện tích đất gieo trồng

đậu phộng, biến lớp tập huấn rau màu, biến độ cao của đất, biến mùa vụ, và hằng số. Phần lớn các biến này đều không ảnh hưởng đến lượng nước ngầm sử dụng cho cây đậu phộng vì P-value của từng biến lớn hơn 10% và P-value toàn mô hình là 0,528 cũng lớn 10%.

Với kết quả xử lý hồi quy tương quan của lượng nước ngầm sử dụng cho đậu phộng với các biến độc lập, cho thấy không có sự khác biệt trong lượng nước ngầm sử dụng cho cây đậu phộng của các yếu tố nhóm hộ, lớp tập huấn, diện tích gieo trồng, độ cao của đất và biến mùa vụ. Vì hệ số ước lượng của các yếu đó không có ý nghĩa thống kê từ 90% đến 95%.

Hệ số R2 = 0,35, cho ta thấy chỉ khoảng 35% số lượng nước sử dụng cho đậu phộng trên đơn vị hecta được tác động một cách không có ý nghĩa đối với các yếu tố nhóm hộ, trình độ học vấn, lớp tập huấn rau màu, độ cao của đất canh tác, mùa vụ gieo trồng đậu phộng và diện tích đất gieo trồng, còn lại 65% là do các nhân tố khác ảnh hưởng.

Phương trình hồi quy tương quan của cây đậu phộng cho thấy, các yếu tố đưa vào phân tích trong mô hình không ảnh hưởng đến lượng nước ngầm sử dụng cho cây đậu phộng. Điều này có lẻ, nói lên tình trạng quản lý và bảo vệ nguồn nước ngầm chưa được nghiêm túc và đảm bảo. Người dân sử dụng nước ngầm cho đậu phộng, có một trình độ thấp, ý thức cộng đồng còn kém, kỹ thuật trồng trọt không được nhiều và đặc biệt không hiểu biết nhiều về thông tin nước ngầm.

Từ kết quả của phân tích hồi quy giữa lượng nước ngầm sử dụng cho dưa hấu và đậu phộng với các yếu tố độc lập ta có thể kết luận rằng:

Lượng nước ngầm sử dụng cho cây dưa hấu và đậu phộng không được giới hạn bởi một thể chế, chính sách nào của các ban ngành quản lý ở địa phượng.Mặt khác sự khoan giếng để khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho trồng rau màu không được kiểm soát chặt chẽ, do thiếu nguồn lực, do mối quan hệ ở địa phương, thiếu sự chỉ đạo từ trên xuống nên rất nhiều giếng khoan chen chúc nhau mọc lên như nấm. Việc sử dụng nguồn nước ngầm trong sản xuất nông nghiệp của người dân xã Long Sơn không tuân theo một nguyên tắc nào cả. Tuy nhiên ban ngành địa phương quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm còn quan tâm đến lượng sử dụng nước ngầm cho cây

dưa hấu. Họ biết tiết kiệm nước hơn, có lẻ vì họ có sử dụng màng phủ để làm giảm sự bốc thoát hơi nước nên lượng nước ngầm sử dụng phụ thuộc vào nhóm hộ và trình độ học vấn của nông hộ. Trình độ học vấn của nông hộ được nâng lên thì ý thức trong việc sử dụng lượng nước ngầm cho rau màu tốt hơn. Cũng như sự hiểu biết và có kinh nghiệm và dự lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt nên những hộ trồng dưa hấu, nên họ biết làm thế nào để giảm lượng nước ngầm, giảm được thời gian chăm sóc vì thế sẽ giảm được chi phí sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL (Trang 46)