Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Luận văn khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL (Trang 29)

• Số liệu khi thu thập được kiểm tra, tính toán và mã hoá trước khi được nhập vào máy tính. Sử dụng phần mềm Excel và SPSS for Windows để nhập số liệu vào máy tính, tiến hành kiểm tra trước khi xử lý và phân tích số liệu.

• Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê mô tả sẽ được dùng trong đề tài nghiên cứu để trình bày các chỉ tiêu về tần xuất (phần trăm, trung bình) để mô tả hiện trạng. Phân tích kết hợp với bảng chéo và so sánh thống kê.

• Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được dùng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng nước ngầm sử dụng trên một đơn vị diện tích ở các loại cây trồng khác nhau. Phương trình hồi quy đa biến được thể hiện như sau:

Y = a +b1 X1 + b2X2 +…+ bnXn

Trong đó:

Y: Lượng nước ngầm sử dụng cho cây trồng (m3/ha) a: Hằng số

Xn: Biến độc lập, bao gồm trình độ học vấn, dự lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, nhóm hộ (nghèo, không nghèo), mô hình canh tác, độ cao đất canh tác, mùa vụ gieo trồng, diện tích gieo trồng, v.v.

b1, b2,…bn là hệ số tương quan.

Bảng 3.1: Phân bố hộ điều tra theo tình trạng kinh tế và loại hình sản xuất

Mô hình sử dụng đất canh tác Hộ không nghèo Hộ nghèo

Hộ làm sản xuất Lúa + Màu + Thủy sản 13 hộ 2 hộ

Hộ sản xuất Lúa + Màu 35 hộ 12 hộ

Hộ sản xuất độc canh cây Lúa 23 hộ 12 hộ

Hộ chuyên Màu 1 hộ 3 hộ

Phụ nữ làm chủ hộ 12 hộ 7 hộ

Tổng cộng 84 hộ 36 hộ

Chương 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn khai thác nước ngầm cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w