Kiến nghị với Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 64)

c. Nguyên nhân từ phía khách hàng.

3.3.1.Kiến nghị với Ngân hàngTMCP Công Thương Việt Nam.

- Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa: Nhìn chung những văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy trình tín dụng của NHCT Việt Nam vẫn chưa đầy đủ, cụ thể. Để việc cho vay có thể được thực hiện đúng quy trình mà NHNN đặt ra; phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của NHCT. NHCT Việt Nam cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa đối với các loại tín dụng ngắn hạn... Để có thể giúp cán bộ tín dụng, nhất là những cán bộ tín dụng mới nắm bắt công việc được nhanh chóng, công việc cho vay được suôn sẽ và hiệu quả.

- Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần phải đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin ngân hàng, đồng thời thường xuyên phải phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành liên quan nhằm nắm bắt thông tin để chỉ đạo các chi nhánh kịp thời, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Hỗ trợ Chi nhánh về công tác đào tạo;thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ nhưng phải đảm bảo chương trình học sát với thực tế.

- Tăng cường các công tác kiểm tra,thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh kịp thời các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân viên.

- Phát triển chiều sâu hợp tác quốc tế: Theo xu hướng toàn cầu hoá, NHCT Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa những quan hệ hợp tác quốc tế để khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả tốt nhất về nguồn vốn từ bên ngoài, học tập công nghệ, tiến tới hội nhập từng việc, từng phần rồitiến tới cả hệ thống

- Tạo tính độc lập tương đối cho Chi nhánh, tránh tình trạng ảnh hưởng quá lớn vào Hội sở dẫn tới sự chậm trễ trong ra quyết định, phát huy tối đa sức mạnh nội lực của Chi nhánh.

nhánh thừa vốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 64)