Nguyên nhân khách quan.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 51)

- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt những năm gần đây lại xuất hiện thêm khá nhiều Ngân hàng mới. Vì vậy, Chi nhánh phải có những biện pháp kịp thời để giữ vững được thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng.

- Môi trường pháp lý không thuận lợi: Hệ thống văn bản pháp lý chưa chặt chẽ và đồng bộ, nhiều khi còn quá chồng chéo và mâu thuẫn khiến cho việc thực hiện là rất khó khăn. Môi trường pháp luật tuy có nhiều đổi mới và dần hoàn thiện nhưng vẫn tạo nhiều khe hở cho khách hàng dẫn đến việc thu nợ gặp nhiều khó khăn.

Việc thực hiện các đăng ký giao dịch bảo đảm và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn chưa đồng bộ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện. Điều này phần nào đã gây ra những cản trở cho công tác tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua.

- Môi trường thông tin, trong đó tính chính xác, minh bạch, rõ ràng của các thông tin và độ tin cậy của nguồn thông tin còn nhiều hạn chế. Việc tìm kiếm thông tin cực kỳ khó khăn và tình trạng thông tin không cân xứng vẫn là một tồn tại chưa thể khắc phục được.

Hiện nay, trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam(CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan

hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Trên thực tế, các thông tin hiện có của CIC chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời và các chỉ tiêu còn chung chung. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như không có. Mặt khác, do chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thông tin nên các tổ chức tín dụng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến các thông tin, dữ liệu khi báo cáo cho CIC. Khi thẩm định doanh nghiệp, rất ít ngân hàng lấy thông tin từ CIC.

- Môi trường kinh tế biến động khó lường, nhất là từ tháng 9 năm 2011, tình trạng lạm phát đã bắt đầu tăng cao và kéo dài suốt quý IV/2011 làm lạm phát cả năm tăng lên tới mức 11,75%, giá xăng dầu, giá điện tăng và hệ quả tất yếu là giá cả của tất cả các hàng hóa, dịch vụ đều tăng, đặc biệt là đối với các mặt hàng tiêu dùng dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến chất lượng đời sống của người dân, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và do đó ảnh hưởng rất lớn đến các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung, của chi nhánh Ba Đình nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Ba Đình (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w