Hạn chế từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP Đại Á – CN Hà Nội (Trang 45)

Bảng 3: Báo cáo cho vay ngắn hạn theo khu vực kinh tế.

2.3.2.1 Hạn chế từ phía ngân hàng

Vấn đề tài sản thế chấp

Vấn đề tài sản thế chấp còn khá cứng nhắc, doanh nghiệp khi xin vay tại NHTM CP Đại Á – CN Hà Nội yêu cầu bắt buộc phải có tài sản thế chấp, vậy mà nhiều trường hợp vẫn từ chối cho vay, khâu thẩm định giá tài sản còn mất nhiều thời gian và định giá chưa thỏa đáng. Điều này là một trở ngại đối với những khách hàng có nhu cầu vay tại NHTM CP Đại Á – CN Hà Nội, làm hạn chế việc mở rộng tín dụng ngắn hạn đối với những khách hàng thuộc đối tượng này.

Chất lượng tín dụng chưa cao, nhiều khoản vay phải gia hạn

Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn ở mức trung bình nhưng hầu hết các khoản vay quá hạn đều phải gia hạn nợ, thậm chí có những khoản vay phải gia hạn nhiều lần. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn của ngân hàng và làm giảm vòng quay của vốn.

Tình trạng thiếu thông tin

Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rủi ro xuống mức thấp nhất thì vấn đề thông tin cần đầy đủ, nhanh và chính xác là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thông qua trung tâm rủi ro tín dụng của NHNN các NHTM khi có khách hàng mới thì phải thông qua trung tâm này để tìm hiểu rõ về khách hàng của mình. Nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tình hình tài chính không tốt thì ngân hàng sẽ có được hồ sơ của họ để tránh rủi ro. Tuy vậy những thông tin đó chưa thể đủ trong quá trình xét duyệt món vay, thông tin mà trung tâm tín dụng đưa ra các số liệu mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lực lượng cán bộ đảm nhiệm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin còn mỏng, chưa được huấn luyện nghiệp vụ để tra cứu từ các nguồn khác, chưa đủ khả năng nắm bắt, khai thác, sử dụng thông tin có ích trên thị trường.

Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay nhiều khi chưa chính xác như: không biết rõ tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, thiếu thông tin về tình hình giá cả, cung cầu biến động của thị trường…nên không lường hết được những rủi ro có thể xảy ra.

Quy trình nghiệp vụ tín dụng còn phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng

Thực tế hiện nay để thực hiện một khoản vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công việc từ đầu tới cuối. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu mà khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ, bảo đảm tiền vay, tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản đảm bảo khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm

định và đề nghị giải quyết cho vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình, có ý kiến đề xuất việc cho vay hay không, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ kèm theo tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. Khi nhận được hồ sơ lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng thẩm định lại hồ sơ và đưa ra quyết định, nếu cho vay thì trình giám đốc và giám đốc là người cuối cùng xét duyệt cho vay. Trường hợp được vay cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi việc giải ngân, theo dõi việc sử dụng vốn vay, xử lý nợ khi cần thiết. Với quy trình như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là quá hạn, khó tránh khỏi sai sót, bởi vì một dự án, một hợp đồng vay có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết.

Việc chấp hành quy trình tín dụng chưa nghiêm, kiểm soát không thường xuyên

Việc áp dụng các văn bản về cơ chế, chính sách chưa sát thực tế, chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành. Khi thực hiện các văn bản còn nhiều khó khăn vướng mắc, chưa được xử lý kịp thời hiệu quả. Vẫn còn tình trạng cán bộ tín dụng xét duyệt vốn đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, thực hiện không đúng quy trình, nghiệp vụ cho vay. Có cán bộ tín dụng muốn cho vay được nhiều nên đã không kiểm tra hồ sơ kỹ lưỡng trước, trong và sau khi cho vay nên đã để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi phát hiện ra có khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì cán bộ tín dụng đã không có ngay các biện pháp phù hợp để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó việc kiểm tra, kiểm soát lại không thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên đã không kịp thời phát hiện ra sai phạm hoặc có phát hiện nhưng không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

Chiến lược khách hàng còn hạn chế

Cán bộ tín dụng còn chưa có tính chủ động, sáng tạo cùng khách hàng tìm ra các phương án kinh doanh có hiệu quả mà thụ động trong quá trình phục vụ khách hàng. Khi các điều kiện vay chưa đáp ứng đủ, các cán bộ tín dụng còn chưa chủ động cùng khách hàng tìm kiếm cách tháo gỡ. Phong thái phục vụ khách hàng còn thiếu ân cần, tận tụy, đồng thời không chủ động tìm kiếm khách hàng mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP Đại Á – CN Hà Nội (Trang 45)