Các nhân tố thuộc về khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP Đại Á – CN Hà Nội (Trang 25)

Khách hàng người trực tiếp sử dụng khoản vay từ ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Việc có nhiều khách hàng đủ điều kiện vay, sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả, thanh toán nợ và lãi đúng hạn sẽ làm cho chất lượng tín dụng được nâng cao. Những yếu tố ảnh hưởng đó là:

Trong sản xuất kinh doanh phải có mọi phương án và tính đến mọi yếu tố có liên quan như: vật liệu được cung cấp từ đâu, hàng hóa làm ra có tiêu thụ và cạnh tranh được không… những điều đó cán bộ kinh doanh không hiểu biết sẽ dẫn tới làm ăn thua lỗ. Như vậy khi năng lực quản lý kinh doanh bị hạn chế thì các phương án sản xuất kinh doanh không phù hợp dẫn tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp kém gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng.

Khả năng điều kiện hiện tại của các doanh nghiệp

Hiện nay hầu hết các khách hàng thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc và quy định cho vay của ngân hàng. Theo pháp lệnh thì khi khách hàng vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, và thực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế. Trên thực tế 80% các pháp nhân và thể nhân khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và 100% tài sản của doanh nghiệp nhà nước không có chứng nhận sở hữu. Thực tế nhiều bộ phận khách hàng đi vay không thực hiện đúng về pháp lệnh cho vay.

Tuy nhiên xem xét từ khía cạnh trả nợ của khách hàng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới là quan trọng. Khả năng trả nợ của khách hàng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn, bởi đặc trưng của tín dụng ngắn hạn là thời hạn khoản vay ngắn, do đó việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng là rất quan trọng. Do đó, để đảm bảo chất lượng tín dụng, ngân hàng chỉ bỏ vốn vào những dự án khả thi, phù hợp với tình hình tài chính, điều kiện thực tế của doanh nghiệp để thu được lợi nhuận.

Đạo đức của người vay

Các ngân hàng sẽ quyết định cho vay sau khi đã phân tích cẩn thận các yếu tố liên quan đến tính chân thật của người đi vay trong nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên tính chân thật và khả năng trả nợ của người đi vay có thể thay đổi sau khi món cho vay đã được thực hiện. Rủi ro đạo đức xảy ra khi khách hàng sử dụng món vay vào mục đích khác nhiều rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHTM CP Đại Á – CN Hà Nội (Trang 25)