Chức năng biểu thị thái độ, tình cảm của người nó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học Quán ngữ tình thái tiếng việt (Trang 63)

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁN NGỮ TÌNH

2.2.2.3. Chức năng biểu thị thái độ, tình cảm của người nó

Ngay tên gọi của đối tượng mà chúng tôi đang khảo sát – QNTT tiếng Việt – cũng đã cho thấy rằng phản ánh tình thái là chức năng đầu tiên, quan trọng nhất của lớp từ này. Và trong nhóm các QNTT có chức năng đánh giá hay các QNTT tham gia biểu thị các mục đích phát ngôn cũng phản ánh ý nghĩa tình thái. Có điều, chúng tôi tách chúng ra riêng để khảo sát những tình cảm, thái độ chủ quan mà người nói bộc lộ, bày tỏ trong phát ngôn thông qua các QNTT. Có thể nói, nhờ QNTT, người nghe “đọc” được ý đồ, thái độ, tình cảm của người nói đối với P hoặc những gì thuộc P. Và như vậy, rõ ràng, nhờ các QNTT thuộc nhóm này

mà người nói “nói” được những gì mà mình cần diễn đạt. Hay nói cách khác, người nói không cần nêu lên một cách hiển ngôn thái độ, tình cảm của mình song người đối thoại vẫn có thể cảm nhận được tình cảm, thái độ ấy. Điều này rất phù hợp với văn hoá của người Việt, vốn dĩ coi việc thể hiện tình cảm, thái độ một cách quá rõ ràng thường bị coi là thiếu tế nhị, lịch sự.

Trong ngôn ngữ của loài người, ở bất kì loại hình ngôn ngữ nào cũng đều tồn tại một lớp từ biểu thị thái độ, tình cảm. Và với tiếng Việt, ngoài các thực từ hay thán từ, trợ từ còn có một số QNTT chuyên biểu thị thái độ, tình cảm của người nói với nội dung sự tình hoặc với đối thoại. Nói chung, các cung bậc tình cảm, tâm lí của con người rất phức tạp. Trong giới hạn, khả năng của mình, chúng tôi chỉ đưa vào khảo sát những trạng thái tâm lí, những biểu hiện thái độ điển hình, cơ bản thường được đánh dấu bằng các QNTT đi kèm. Theo đó, chúng tôi phân ra những nhóm sau:

* Biểu thị thái độ tin cậy của người nói đối với tính xác thực của

nội dung sự việc được nêu trong câu

Trong đó, căn cứ vào mức độ tin cậy, chúng lại có thể được xếp vào hai nhóm sau:

* Người nói muốn biểu thị thái độ tin cậy cao

quả thật (là) P, rõ ràng (là) P, chắc chắn là P, ắt hẳn là P, cố nhiên là P, còn phải nói, rõ thật P, …

Ví dụ:

(82) Nếu không một lần đắm mình trong tiếng lửa reo giữa đêm đông giá buốt, chắc hẳn chúng ta chẳng thấy thích thú gì khi nhắc đến những con người lầm lụi này, những người đốt gạch.

 QNTT “chắc hẳn” biểu thị ý khẳng định tin chắc của người nói đối với tính chân thực của P.

(83) Một hôm Thứ bảo đùa San hỏi nó xem có thể trọ ở nhà nó không. Cố nhiên là San cũng chỉ coi đó là một câu nói đùa thôi.

(Tuyển tập truyện ngắn I.188).

 QNTT “cố nhiên (là)” biểu thị ý khẳng định dứt khoát của người nói đối với tính chân thực của điều được nói đến ở P, gạt bỏ, ngăn chặn trước những ý kiến, suy đoán cho rằng không P hoặc có thể được nảy sinh từ phía người tham gia giao tiếp.

(84) Tôi xấu hổ đến đau đớn vì lời nhiếc móc của tôi với Dân hôm nọ. Quả thực tôi mới là thằng ngu nhưng chắc tôi không có gan để nói với Dân điều ấy.

(Tuyển tập truyện ngắn II/429)

 QNTT “quả thực” biểu thị ý khẳng định, xác nhận tuyệt đối của người nói đối với tính chân thực của P, rằng P là đúng như vậy, không có gì phải nghi ngờ nữa.

(85) Anh khách bình phẩm:

- Cái thằng cắt tóc số nó được nhờ con vợ. Bà chủ xen vào:

- Thì còn phải nói. Ngày xưa khi anh ấy là bộ đội trong B tuy chỉ là láng giềng thôi nhưng cô ấy chăm sóc bà cụ chẳng khác gì con cháu trong nhà.

 QNTT “còn phải nói” biểu thị ý khẳng định, xác nhận hoàn toàn của người nói đối với tính chân thực của P rằng P đúng là như vậy, thậm chí còn hơn thế.

(86) Từ nay thì im lặng ! Vừa nhàn thân, vừa nhẹ đầu. Giá sáng hôm qua mình cũng tỉnh táo được như thế nhỉ. Rõ thật, ôm rơm chỉ nhặm bụng. (Tuyển tập truyên ngắn II/460)

 QNTT “rõ thật” biểu thị ý khẳng định, xác nhận của người nói đối với P, rằng qua thực tế thấy P đúng là như vậy, không còn gì phải nghi ngờ nữa.

* Thể hiện thái độ hoài nghi, chưa chắc chắn

Hình như, dường như, cũng có thể, không khéo, chưa biết chừng, chắc đâu, phải chăng, dễ thường, có vẻ như, dễ chừng, dễ chừng,…

Ví dụ:

(87) Nó không đáp chỉ lắc đầu uể oải. Hình như nó đang bận

nghĩ ngợi điều gì.

(Truyện ngắn Nam Cao / 49) (88) Tôi lập tức đạp xe đi vòng quanh vùng Gia Định tìm lão Tầm Xuân nhưng lão vẫn bặt tăm. Hình như lão đã về quê rồi.

(Văn nghệ quân đội 3/97, tr.28)

 QNTT “hình như” biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt về P dựa trên những điều mà người nói đã quan sát, cảm nhận được.

(89) Chưa bao giờ tôi đi bộ thế này. Phải chăng đây là bước đầu cuộc sống mới của tôi

(90) Chúng mình quen nhau bao lâu rồi mà sao vẫn xa cách thế. Nhiều lúc tưởng gần nhau hơn, nhưng chính lại đang xa vời vợi phải chăng chúng mình phức tạp quá?

(Văn nghệ quân đội 5/97, tr.67)

 QNTT “phải chăng” biểu thị ý khẳng định có phần dè dặt của người nói đối với P. P được người nói nêu ra như để thăm dò trao đổi ý kiến với người đối thoại hoặc cũng có thể là ý thắc mắc về một điều mà người nói biết rằng người đối thoại cũng cảm thấy vô lí và khó trả lời.

Cũng cần nói thêm rằng, một số tác giả như Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Cẩm Thanh hay Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp

đã dựa vào phạm trù nội dung nhận thức (epistemic) của Lyons để đề ra phân loại QNTT:

a) QNTT thực hữu (factive): Báo hiệu nội dung ở P mà người nói cho là có tính chân thực.

b) QNTT không thực hữu (non-factive): Báo hiệu nội dung ở P mà người nói cho là không chắc chắn.

c) QNTT phản thực hữu (contra-factive): Báo hiệu nội dung ở P mà người nghe cho là đi ngược lại với sự thật, điều kiện giả định không đúng với sự thật.

Ví dụ và phân tích ví dụ của Nguyễn Thị Cẩm Thanh:

(91) Anh hỏi, phải chăng lần nào đến nghĩa địa, chị cũng đi tắc xi. Theo tác giả, “phải chăng” là QNTT thuộc phạm trù nhận thức không thực hữu vì người nói “không cam kết hay bảo đảm tính chân thực của điều không nói ra” và giải thích: câu chứa “phải chăng” mang những đặc trưng ngữ nghĩa sau: “thông tin luận cứ thường là gián tiếp (phải thông qua suy luận để xác lập nội dung mệnh đề), theo đánh giá của người nói là chưa đủ tin cậy để có thể hình thành một ý kiến mà chủ quan người nói tin chắc là phù hợp với thực tế. Người nói còn phân vân dao động. Người nói không bộc lộ sự chờ đợi hướng trả lời của người đối thoại. Câu hỏi chứa từ chăng/phải chăng chủ yếu để nêu ra một vấn đề mà bản thân người nói còn phân vân, còn phải cân nhắc xem xét có trả lời cụ thể. (tr.91)

Trái lại, Ngô Hữu Hoàng lại cho rằng “quan niệm và cách phân loại QN theo cách này có vẻ như chưa đến được cái nghĩa cuối cùng của QNTT mà chỉ mới dừng lại ở nghĩa lôgích – cú pháp nếu không muốn nói là khá cực doan, dễ rơi vào tình trạng tự cho phép mình theo chủ nghĩa “áp đặt” ngôn ngữ (prescriptivism) trong khi nhiệm vụ của một

nhà nghiên cứu thông thường vẫn chỉ là quan sát và miêu tả thực tiễn nói năng của quần chúng (descriptivism)”.

Theo chúng tôi, trong một chừng mực nào đó, mỗi cách phân loại đều có cơ sở và những đóng góp riêng vào sự nhận diện một số kiểu loại QNTT. Vả lại, cách tiếp cận đối tượng của chúng tôi cũng chỉ là một hướng có tích chất tham khảo, dựa trên ngữ nghĩa - chức năng của QNTT TV. Trở lại với chức năng phản ánh thái độ, tình cảm của người nói, lớp từ này còn có những nhóm sau:

* Thể hiện thái độ ngạc nhiên, bất ngờ

té ra, hoá ra, thì ra, thế ra, hèn chi, hèn nào, thảo nào,…

* Q hèn chi P:

- Q giải thích cho hành động, trạng thái biểu thị bằng P.

- Xét về thứ tự xuất hiện trên văn bản (hoặc trong chuỗi phát ngôn) thì Q đứng trước phát ngôn P nhưng xét về trình tự nhận thức thì Q lại là sự tình được tri nhận sau P.

- Theo cách đánh giá của người nói thì sự tình, trạng thái được diễn đạt bằng P là có tính chất bất thường, không giống với những gì quen thuộc, thường thấy và họ lấy làm ngạc nhiên, thắc mắc với chính mình về điều này.

- Khi có được câu trả lời cho sự thắc mắc này (có thể do người nói tự tìm ra hoặc được cho biết) thì sự ngạc nhiên không còn nữa. Tuy nhiên, chịu sự chi phối của các QNTT này, câu trả lời (phát ngôn Q) lại có đặc tính là nằm ngoài sự dự doán, giả định của chủ ngôn (thường không được diễn đạt hiển ngôn).

* Q thế ra P:

- P là điều người nói mới phát hiện, nhận biết được tại thời điểm phát ngôn nhờ có Q.

- P là điều nằm ngoài, khác với dự đoán của người nói. Chính xác hẳn, P là khả năng mà người nói hoàn toàn không ngờ tới trước đó.

- Người nói bày tỏ sự ngạc nhiên, bất ngờ ở mức độ cao đối với P, tưởng như P không thể tin được. Chính vì vậy mà kiểu phát ngôn chứa phương tiện có chức năng nối kết đang xét thường có hình thức câu hỏi.

* Q thì ra P:

- P là điều người nói mới phát hiện, nhận ra tại thời điểm phát ngôn nhưng chắc chắn là sau Q. Nói khác đi, Q là sự tình được tri nhận trước và ít nhiều có phần khó hiểu, gây ngạc nhiên đối với người nói.

- Trong mối quan hệ với Q, P là lẽ giải thích cho Q, làm cho người nói không còn thấy thắc mắc hay ngạc nhiên nữa.

Ví dụ minh hoạ:

(92) Nắng xộc vô từ lúc nào không hay, hèn chi nóng. Trời đã mưa, ít nhất cũng gần 9 giờ. (Văn nghệ quân đội 3/97, tr.29)

(93) Có lẽ hôm nay là mùng 2, mùng 3 Tây rồi mình nhỉ ? - À phải, hôm nay mùng 3.

- Hèn nào em thấy người thu tiền nhà sáng nay đến.

(Tuyển tập Nam Cao/tr.101) (94) Cái thành phố đã một thời nức tiếng khen trong khắp gầm trời của miền châu Á này về vẻ đẹp vàng son, nhung gấm, bây giờ hoá ra

đầy cỏ, cỏ mọc thành rừng.

(Kiếp người / 257) (95) - Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ…

- Là mẹ của nhà tôi. Thế ra bác là khách quen. - Vâng.

(96) Đêm ấy, đang hành quân đánh đồn, bỗng nhiên chúng tôi bị giặc phục kích giữa đường, bắn dữ dội. Cả cuộc tấn công đều bị lộ, thì ra

thằng Lộc đã trốn về với giặc, bọn phòng nhì đã lợi dụng được nó.

(Tuyển tập truyện ngắn I/ tr.186) (97) Té ra anh không phải là người cuối cùng còn sống sót. Còn Tư Vĩ nữa.

(Văn nghệ quân đội 8/96, tr.46) (98) Bọn tôi đến, Phẩm mừng ra mặt. Cậu ta cười rất tươi. Thảo nào mà sáng nay tôi nháy mắt liên tục.

(Kiếp người / 201) Khảo sát ví dụ trên, chúng tôi nhận thấy một điều là những QNTT này luôn xuất hiện ở những kiểu phát ngôn mà chúng đã giả định sự tồn tại của một phát ngôn Q ở trước. Như vậy, chúng là phương tiện nối kết câu, đoạn văn. Ngoài cái lỗi quan hệ lô gích hình thức, trong ngữ nghĩa của chúng còn có những hàm ý tình thái nhất định (thường là cảm thấy bất ngờ, ngạc nhiên). Và chính những nội dung tình thái mà các tổ hợp từ này biểu thị lại có ảnh hưởng quyết định, chi phối sự hình thành và sử dụng các cấu trúc ngữ pháp – ngữ nghĩa của câu.

* Biểu thị tâm trạng băn khoăn, trăn trở, lo lắng

liệu mà, liệu có, không biết, chẳng hiểu sao, có lẽ nào, nên chăng, biết đâu chừng, chưa biết chừng, hay là, có thể, chẳng có lẽ, không biết rồi, phải chăng là,…

Ví dụ: (99) Có le nào anh lại quên em ?

(Lời của bài hát “Hoa sữa” của Hồng Đăng) (100) Chẳng hiểu sao lần này nó đi lâu thế.

(Tuyển tập truyện ngắn I/ tr.92) Ở ví dụ trên, người phát ngôn còn băn khoăn, lo lắng không biết khả năng khách quan có dẫn đến việc xảy ra P hay không nữa.

(101) Nghĩa nó giống anh như in. nhìn con mà em cồn cào, không sao kìm được ý nghĩ: “chẳng có lẽ cái duyên kiếp của anh và em

lại có được cái ân sủng lớn đến như vậy sao?

(Kiếp người / 187) QNTT “chẳng có lẽ” biểu thị ý tự vấn hoặc hoài nghi của người nói về P, cho đó là điều có vẻ không hợp lí, không bình thường, không có lý do nào lại như thế. Mà nếu có đúng như thế thì P cũng là điều mà theo người nói là khó giải thích, khó tin được, ngụ ý đánh giá về tính bất thường của P.

(102) Ông hoạ sĩ già thắc mắc:

- Sao anh lại bán tất cả số tranh ấy. Lẽ nào anh vẽ vì tiền? * Hay là P

- Thường đứng trước một mệnh đề hoặc chen giữa chủ ngữ và vị ngữ.

- Phát ngôn chứa QNTT hay là P có tiền giả định rằng có những khả năng khác ngoài P.

- Khi sử dụng QNTT này, người nói ngụ ý mình chỉ đang đề cập đến một trong các khả năng đó. Theo đó, nó là phương tiện đánh dấu sự biểu hiện tâm trạng băn khoăn của người nói.

Ví dụ:

(103) Hôm qua bố chưa về, hay là có chuyện gì không lành ở cơ quan.

(Thương nhớ đồng quê, tr.145) (104) Biết đâu chừng hắn sẽ sung sướng khi không con, không vợ.

(Tuyển tập Nam Cao, tập 2, tr.12) (105) Gạo cứ một ngày một giá. Không biết rồi làm gì ra tiền mà đong?

Trong khi QNTT biết đâu chừng (104) gợi sự phỏng đoán, ngờ vực, ngần ngại thì QNTT “không biết rồi” bộc lộ một tâm trạng lo lắng, trăn trở của người nói về sự tình P.

* Thể hiện cảm xúc vui mừng, phấn khởi hay khó chịu, bực tức,

đau đớn

may sao, ơn trời, cực chẳng đã P, khổ một nỗi P,…

Ví dụ:

(106) May quá, mẹ đã về.

(107) Tai nạn vừa rồi, may sao không có ai thiệt mạng.

(Bản tin thời sự) (108) Ơn trời, mọi việc đều suôn sẻ.

(Tuyển tập truyện ngắn 2/ tr.15) (109) - Dạ ông lớn thương ! Mùa màu tôi nhờ mướn con bò đắp đổi qua ngày. Ông lớn bắt tụi tôi chết đói.

- Tôi mua, tôi không ăn cướp. Cực chẳng đã có đám tiệc mới nhờ tới chú. Chú giúp tôi. Sau này ở ngoài đó có việc gì tôi giúp cho.

(Tuyển tập truyện ngắn I/ tr.476)

 QNTT “cực chẳng đã P” biểu thị P là điều mà người nói (hoặc ai đó) vì bất đắc dĩ mà phải làm chứ thật ra không muốn, không thích như thế.

Theo Diệp Quang Ban [5, tr.302] “những từ ngữ này mang ý nghĩa chỉ mức độ cao của một sự việc, một tính chất mào đó có quan hệ rõ rệt với từ đứng trước chúng, thường được dùng trong khẩu ngữ, tạo thành câu cảm thán.

Ví dụ:

(110) Mừng chết đi được.

(111) Tốt miễn chê.

(113) Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế ?” Rõ ràng, ta bắt gặp ở những lớp từ này có nét nghĩa đánh giá về lượng, mức độ (như ở mục 2.2.1.1). Tuy nhiên, chúng cũng là những QNTT thể hiện cảm xúc của người nói một cách hiển ngôn. Đó là những biểu thức cảm thán tường minh, phản ánh tình cảm, thái độ cao điểm nhất của người nói về P hoặc thành phần của P.

Như vậy, tuy chưa có được một danh sách thật đầy đủ các loại thái độ, tình cảm của con người, nhưng các loại cảm xúc và các nhóm QNTT biểu thị các cung bậc cảm xúc đó theo như cách xếp nhóm vừa nêu trên cũng góp phần chuyển tải được nội dung ngữ nghĩa ẩn chứa bên trong mỗi phát ngôn có sử dụng QNTT TV. Nhờ những đặc trưng riêng của lớp từ này, khi sử dụng chúng trong câu / phát ngôn, người nói có thể thể hiện được tình cảm, thái độ, ý định của mình trong giao tiếp một cách kín đáo, mà lại tự nhiên, dễ dàng.

Trong giao tiếp, mọi hoạt động của QNTT, nói cho cùng cũng nhằm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học Quán ngữ tình thái tiếng việt (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)