Các phương tiện biểu hiện tình thái trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học Quán ngữ tình thái tiếng việt (Trang 33)

Cùng với sự phong phú của các ý nghĩa tình thái, các phương tiện biểu hiện tình thái trong ngôn ngữ tự nhiên rất đa dạng. Có thể chia làm hai nhóm lớn là nhóm các phương tiện ngữ pháp và nhóm các phương tiện từ vựng. Ở các ngôn ngữ có biến đổi hình thái, thức và các hình thái khác của động từ (như thời, thể) đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu hiện tình thái. Dĩ nhiên, những ngôn ngữ này cũng huy động các phương tiện khác như ngữ điệu, các phương tiện từ vựng, hoặc phối hợp đồng thời nhiều kiểu phương tiện.

Trong tiếng Việt, ngoài ngữ âm (dùng ngữ điệu, trọng âm để thể hiện thái độ, tình cảm hoặc để nhấn mạnh vào điểm mà người nói cho là cần chú ý) thì các phương tiện từ vựng đóng một vai trò rất quan trọng, có thể kể ra các nhóm chính:

o Các phó từ làm thành phần phụ của vị từ: sẽ, đang, từng, vừa, mới,…

o Các vị từ tình thái làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: toan,

định, muốn, cố, đành, được, bị,…

o Các động từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: Tôi e rằng, tôi nghĩ rằng, tôi sợ rằng,..

o Các động từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về ngôi, về chỉ tố thời,…) như: ra lệnh, van, xin, đề

nghị, yêu cầu,…

o Các thán từ: ôi, chao ôi, ồ, eo ôi,…

o Các tiểu từ tình thái cuối câu và tổ hợp tương đương: à, ư, nhỉ, nhé, thôi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại còn, thì chết,…

o Các trợ từ tình thái: đến, những, mỗi, nào, ngay, cả, chính, đích thị, mới, đã, chỉ,…

o Các kiểu câu điều kiện, giả định: nếu…thì…, giá…thì…, cứ….thì….

Đặc biệt trong đó cũng có các QNTT như: nói gì thì nói, ngó bộ, thảo nào, đằng thẳng ra, kể ra, làm như thể… Đó là những tổ hợp từ, những lối nói đã tạo thành những đơn vị, khối hay khuôn cấu trúc tương đối ổn định được người nói dùng như một công cụ chức năng của những tác tử tình thái tác động vào nội dung mệnh đề theo một kiểu nào đó. Dù khái niệm về QN vẫn chưa được các nhà từ vựng học thống nhất với nhau về nội dung, nhưng ý nghĩa biểu đạt tình thái của lớp từ này đã

được thừa nhận. Và chúng tôi tạm gọi đối tượng mà mình đang nghiên cứu là QNTT.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học Quán ngữ tình thái tiếng việt (Trang 33)