Đối lập giữa tình thái khách quan và tình thái chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học Quán ngữ tình thái tiếng việt (Trang 31)

- Tình thái khách quan: thông báo mối quan hệ giữa điều được nói ra với bên ngoài rằng điều ấy có thực hay không. Thông thường tình thái khách quan thường được diễn đạt bằng động từ.

Ví dụ: (8) Bà đỡ nói với Nguyệt:

- Bà nên nói thật thì tôi mới liệu được.

(Nguyễn Công Hoan)

 Tình thái khách quan biểu hiện hành vi ngôn ngữ trực tiếp như một lời khuyên nhủ, nên ý muốn không bắt buộc, ý ngầm như muốn khuyên nhủ người nghe.

Ví dụ: (9) Nó định về quê.

 Người nói chỉ định trình bày một cách khách quan trạng thái tâm lí của đối tượng được biểu thị bằng đại từ nó.

 Người nói miêu tả một cách khách quan tình thế tất yếu của việc gọi điện thoại gắn với chủ thể hành động.

- Tình thái chủ quan: Trong khi tình thái khách quan loại trừ vai trò của người nói thì tình thái chủ quan lại đề cao vai trò của người nói. Tình thái chủ quan thể hiện thái độ (hay quan hệ) của người nói với điều được thông báo. Đây là những nét thông báo tinh tế, ý nhị của người nói mà nhiều khi khó có thể cảm nhận hết được.

Ví dụ: (11) Anh bị ốm vị tất phải đến họp.

 Việc anh ta đến họp theo người nói đánh giá chưa chắc xảy ra do dựa trên căn cứ suy luận là “anh ta bị ốm”.

Ngoài ra, trong tình thái còn có một số kiểu đối lập tiêu biểu như đối lập gữa tình thái nhận thức và tình thái căn bản, giữa tình thái của mục đích phát ngôn tình thái trả lời phát ngôn, giữa tình thái hướng tác thể và tình thái hướng người nói. Bên cạnh những nội dung tình thái được phân biệt với nhau trên đây, nói đến tình thái ngôn ngữ là nói đến những đánh giá chủ quan, có tính cá nhân khác, của người nói đối với điều được nói ra trong câu xét theo khía cạnh sự tình là tích cực hay tiêu cực, đánh giá về lượng (nhiều/ít) về chủng loại (phong phú/nghèo nàn), về thời điểm (sớm/ muộn). Những nội dung này có thể được gọi chung là “lập trường” của người nói là những nội dung vốn không được tính đến. Trong khung nội dung tình thái khách quan, chẳng hạn, những cặp câu sau đây khác biệt theo những nội dung mang tính “lập trường”, thuộc về chủ quan của người nói.

- (12) May ra nó về rồi. (Người nói đánh giá sự tình khả năng là tích cực).

- (13) Nhỡ ra nó về rồi. (Người nói đánh giá sự tình khả năng là không tích cực).

- (14) Thằng bé ăn mỗi một bát cơm. (Đánh giá về lượng: một bát cơm là ít).

- (15) Thằng bé ăn đến/những một bát cơm. (Đánh giá về lượng: một bát cơm là nhiều).

- (16) Bây giờ đa 9 giờ rồi. (Đánh giá về thời gian: 9 giờ là muộn). - (17) Bây giờ mới 9 giờ thôi. (Đánh giá về thời gian: 9 giờ là sớm). - (18) Cô ấy mua nào gà, nào vịt, nào trứng. (Đánh giá về chủng loại: Mua chừng ấy thứ là nhiều).

- (19) Cô ấy chỉ mua có gà, vịt, trứng. . (Đánh giá về chủng loại: Mua chừng ấy thứ là ít).

Với những gì vừa được trình bày trên đây, chúng tôi hy vọng, trong khả năng hạn hẹp của mình, có thể góp phần làm rõ một số phương diện chính yếu của phạm trù tình thái trong ngôn ngữ, nhất là cách phân loại các kiểu ý nghĩa thuộc phạm trù tình thái trong ngôn ngữ dựa trên cơ sở đối lập giữa tình thái nhận thức và tình thái đạo nghĩa. Đây là cơ sở quan trọng để chúng ta có thể triển khai những nghiên cứu về hệ thống các QNTT tiếng Việt trong tính thực tại đa dạng, sinh động của chúng và thông qua lăng kính chủ quan của người sử dụng ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học Quán ngữ tình thái tiếng việt (Trang 31)