Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng (Trang 64)

I Nguồn vốn cho vay 279.698 342.203 483

NAM AM – HẢI PHÒNG

3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Am – Hải Phòng

Kiến nghị với Nhà nước: Những năm gần đây kinh tế nước ta phát triển

nhanh tróng, nhiều quan hệ kinh tế – xã hội phát sinh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Tạo ra môi trường pháp lí ổn định giúp cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, đó là vấn đề có ý nghĩa cực kì quan trọng, thể hiện vai trò quản lí nhà nước bằng pháp luật đối với mọi hoạt động kinh tế, văn hoá đời sống xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần quan tâm đến các vấn đề : - Hoàn thiện môi trường pháp lý: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng – Nhà nước. Trong lĩnh vực Ngân hàng, nước ta đã có luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khoá 10 thông qua tháng 12/1997, quy định những nguyên tác cơ bản và tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế này trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, luật đã ban hành nhiều năm và qua thực hiện còn một số điểm cần sửa đổi, sung như quy định về vốn tự có, về nội dung huy động vốn của NHTM cho phù hợp với tình hình hiện nay.

- Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định: Các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và công tác huy động vốn của hệ thống NHTM. đây là điều kiện cần thiết để thức thi có hiệu quả các giải pháp về huy động vốn, nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn nhàn rỗi trong xã hội để phát triển kinh tế. Do đó, nhà nước cần có chính sách và biện pháp điều hành chính sách ngoại hối, tỷ giá, lãi suất … vốn là những vấn đề rất nhạy cảm của nền kinh tế ,khắc phục tình trạng dân cư cất trữ vàng, ngoại tệ và bất động sản, yên tâm vào sản xuất kinh doanh hoặc gửi tiền vào Ngân hàng.Thật vậy, sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô là tiền đề cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung, cũng như

công tác huy động nói riêng. Đối với nước ta, sự ổn định kinh tế vĩ mô trước hết là kiềm chế lạm phát và ngăn chặn giảm phát triển tiền tệ, ổn định nền tài chính quốc gia.- Môi trường xã hội:Là một nước chậm phát triển, Đảng- Nhà nước luôn rất coi trọng vấn đề “tiết kiệm” – tiết kiệm nhân lực, tài lực, tiết kiệm tất cả mọi nguồn tài nguyên của đất nước – “ tiết kiệm là quốc sách ”.Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra các biện pháp thật cụ thể nhằm tăng tích luỹ, thực hành tiết kiệm, để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư cùng thực hiện, chống tiêu xài hoang phí trong các công trình xây dựng cơ bản, hội họp quá nhiều không đem lại hiệu quả, các lễ hội quá tốn kém…Địa bàn đặc thù của NHNN & PTNT là nông dân và nông thôn, chiếm khoảng 80% dân số và 24% GDP trong nước ( chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2010- 2020 ). Do đó, Nhà nước nên có chính sách khuyến khích và ưu đãi đối với nông nghiệp và nông thôn; nhất là thông qua chính sách tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

Kiến nghị với NHNN & PTNT Việt Nam: Cần tạo điều kiện để các chi

nhánh được chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh theo hướng nâng cao quyền tự chủ, phân rõ trách nhiệm, phù hợp với quy mô và đặc điểmchi nhánh, có cơ chế tổ chức, cơ chế điều hành vốn hoặc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư lớn… nhằm phát huy vai trò của cơ sở.- Sớm trang bị công nghệ hiện đại, các phần mềm ứng dụng tiên tiến như trang bị cổng SWIFT, phát triển mạng WAN – nền tảng cho sự đổi mới công nghệ tin học Ngân hàng, khai thác tốt dịch vụ Home banking… phục vụ công tác thanh toán quốc tế nhanh chóng, thuận lợi và tăng sức cạnh tranh trên thương trường.- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý – lãi suất luôn là một nhân tố tác động mạnh đến công tác huy động vốn của Ngân hàng. Do đó, cần xử lý theo hướng: theo cơ chế cạnh tranh linh hoạt. Trên cơ sở Trung ương quy định lãi suất điều hoà vốn, cho chi nhánh được quyền quy định lãi suất trên địa bàn. Chi nhánh sẽ áp dụng một mức lãi suất đảm bảo tính cạnh tranh với các Ngân hàng bạn, để sao 62ang62ó thể hấp dẫn người gửi không chỉ ở tính sinh lời mà còn ở tính đa dạng trong phương thức trả lãi. Ngoài việc căn cứ vào mối quan hệ cung – cầu về vốn, còn phải xem xét đến lãi suất sử dụng vốn, để quy định lãi suất huy động vốn và

đảm bảo kinh doanh có lãi. Hơn nữa, còn phải duy trì được mức lãi suất hợp lí giữa nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung – dài hạn, mục đích là bảo đảm lợi ích của người gửi tiền và khuyến khích mọi người gửi tiền với kỳ hạn dài hơn, nhưng không đơn giản là tăng lãi suất vì như vậy các doanh nghiệp sẽ không chấp nhận. Mặt khác, lãi suất tiền gửi cao họ sẽ không đầu tư vào các phương án kinh doanh mà chuyển sang gửi tiền vào Ngân hàng lấy lãi. Vì vậy, phải tính toán cân đối, hợp lý giữa lãi suất ngắn hạn và lãi suất trung – dài hạn.- Đa dạng hoá hình thức huy động vốn: Các NHTM cần luôn luôn đổi mới và đa dạng hoá hình thức huy động vốn, tạo ra nhiều sản phẩm thích hợp với mọi đối tượng khách hàng. Sớm thực hiện hình thức gửi tiền tiết kiệm ở một nơi lấy ra ở nhiều nơi, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, kỳ phiếu có thưởng… hoặc thêm các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 7 – 8 tháng… Nghĩa là xen thêm vào giữa các kỳ hạn tiết kiệm truyền thống hiện nay, để thu hút khách hàng với những sản phẩm mới đa dạng và tiện ích hơn. Mở các đợt vận động để các tổ chức kinh tế và dân cư mở tài khoản cá nhân ở Ngân hàng, phát hành séc thanh toán và thẻ thanh toán, tạo thói quen mới, tiến bộ, hạn chế sử dụng tiền mặt.

- Có chiến lược dài hạn đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên, nhất là cán bộ lãnh đạo ở các huyện, phòng giao dịch ở các cụm động dân cư cho tương xứng với nhiệm vụ được giao, để sớm hội nhập với các ngân hàng khu vực và thế giới. Bởi thực tiễn đã chứng minh hiệu quả sức cạnh tranh của một ngân hàng luôn là bản chất tiềm 63ang trong mỗi cán bộ nhân viên của ngân hàng đó, nên đi đôi với việc sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, cần mạnh dạn giao việc cho cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ, có phẩm chất tốt để rèn luyện và thử thách. Trên cơ sở đó đề bạt vào các cương vị nặng nề hơn. Vì vậy, các Ngân hàng cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề cán bộ trong chiến lược kinh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập ở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng – chi nhánh giữ vai trò quan trong trong việc cấp tín dụng để các cá nhân có thể tự doanh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho

người dân, đặc biệt với đặc diểm là vùng có 80% nông nghiệp thì vai trò của Agribank chi nhánh Nam Am càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Thực tế đã cho thấy được vai trò của chi nhánh trong việc đóng góp vào sự phát triển chung của địa bàn chi nhánh hoạt động.

Quá trình thực tập đã giúp em tìm hiểu và tích lũy thêm nhiều kiến thức về hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh về cả lý luận lẫn thực tiễn. Trong quá trình thực tập em vẫn còn nhiều sai sót, em rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của cô để bài khóa luận tốt nghiệp đạt được kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Am – Hải Phòng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w